Chính phủ bị chỉ trích làm phim giáo dục học đường sai hướng gây nhầm lẫn

A still from the controversial 'milkshake' video

A still from the controversial 'milkshake' video Source: Supplied

Chương trình online tiêu tốn hết 3.7 triệu đô la nhắm mục tiêu dạy cho trẻ em phải có sự đồng ý và đồng thuận về những vấn đề liên quan tới giới tính và tình dục. Các chính trị gia, thầy cô giáo và những người sống sót sau khi bị tấn công tình dục muốn chính phủ đưa chương trình online này quay lại dạy tại trường học.


Muốn vượt qua khu vực hành động này, cả hai phải đồng ý với nhau.

-Bạn muốn uống sữa đá tuyết này với mình không?

-ừ cho mình uống với.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một người hành động mà không được sự đồng ý?

- Bạn làm gì vậy hả? bạn cứ thế mà uống à? Uống hết luôn à?

Và đó là lúc mà cô bé trong đoạn video bốc một nắm sữa đá tuyết trong tay và chà lên mặt cậu bé.

Đây là một chiến dịch trên mạng nhắm đến việc giúp các em bắt đầu một cuộc đối thoại quan trọng trong trường học về sự cho phép và đồng thuận.

Tuy nhiên một vài nhà phê bình, trong đó có Người Úc của Năm Grace Tame nói đoạn phim về nước sữa đá tuyết thật sự kỳ cục và thông điệp dễ gây nhầm lẫn.

Ôi đoạn phim đó có thật nhiều vấn đề.

Một nhà phê bình khác là Jane Caro

Thật kỳ quặc, thông điệp cũng gây nhầm lẫn, không hề biết đoạn video muốn nói lên điều gì, nghĩa là xem xong phim bạn không hiểu biết thêm gì cả mà chỉ càng thêm nhầm lẫn mà thôi.

Chuyên gia về Giới tại trường đại học Sydney, bà Catherine Lumby nói điều vô nghĩa lý nhất chính là thủ phạm trong video là cô bé, trong khi đó phần lớn các vụ tấn công tình dục thì kẻ ác thường là nam giới.

Đây không phải là một chiến dịch nhắm tiêu chuẩn chính xác. Nó mang mùi vị của một mẩu PR vớ vẩn được lắp ghép một cách vội vàng.

Còn quyền thủ hiến Victoria, James Merlino là một trong nhiều chính trị gia chú ý tới chất liệu của đoạn video.

Phản hồi tôi nhận được từ các em học sinh là họ không hiểu đạon phim muốn nói cái gì. Đó là một sự thất bại và nó không thể trở thành một nguồn tài nguyên mà tôi muốn giới thiệu đến các trường học tại Victoria.

Bà Tanya Plibersek phó lãnh tụ Lao động cũng lên tiếng:

Quả là một cơ hội bị phí phạm, tại sao chính phủ này cứ tiếp tục khiến mọi thứ trở nên lệch lạc như vậy?

Ước tính việc phát triển trang mạng Good Society để quảng bá chương trình giáo dục này đã tốn đến 3.7 triệu đô la. Trang Good Society là nơi mà đoạn phim nói trên và các nguồn thông tin quảng bá khác được đưa lên.

Thêm nữa, mặc dù nội dung chương trình giáo dục muốn nhắm đến tấn công tình dục và cưỡng bức, nhưng chuyên gia về các chiến dịch quảng bá Sharna Bremner, nhà sáng lập tổ chức Chấm dứt sự Cưỡng hiếp tại Trường học nói những từ quan trọng hầu như không xuất hiện.

Tôi có cảm giác như nguồn tài nguyên này muốn tránh né những từ như bạo hành tình dục, hay từ cưỡng hiếp. Những từ ngữ này không được nhắc đến và bạn không thể bàn về sự đồng thuận mà không nói đến hành vi muốn có sự đồng thuận đó là gì.

Bà Bremner nói đoạn video cần phải được làm lại hoàn toàn.

Chúng tôi nghĩ rằng nó phải bị gỡ bỏ, và được kiểm tra bởi các chuyên gia về bạo hành tình dục thật sự, cũng như phải làm lại theo cách có ý nghĩa.  Đây phải là một chương trình do chuyên gia điều hành và được hướng dẫn bởi dữ liệu thực tế, nếu không nó sẽ không có hiệu quả.

Chiều hôm qua thứ ba ngày 20/4, đoạn video gây tranh cãi này cùng với một đoạn phim khác trên website Good Society đã được lấy xuống.

Phát ngôn nhân Bộ Giáo dục trả lời SBS là Bộ sẽ tiếp tục tham vấn chuyên gia để đánh giá các tài liệu xuất hiện trên website, nhằm bảo đảm nội dung đúng đắn và hữu hiệu để đạt được mục đích của chương trình.

Share