‘Chúng ta có thể chẳng còn tồn tại’, LHQ đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về biến đổi khí hậu

The lakebed of Suesca lagoon sits dry and cracked, in Suesca, Colombia, after years of very little rainfall

The lakebed of Suesca lagoon sits dry and cracked, in Suesca, Colombia, after years of very little rainfall Source: AAP

Liên Hiệp Quốc quan ngại về việc trái đất trở thành một hành tinh có thể tan vỡ, khi tổ chức nầy đề cập đến nhu cầu khẩn cấp, nhằm đảo ngược các thiệt hại của môi trường. Trong bản phúc trình có tên là ‘Tạo Hòa Bình Với Thiên Nhiên’, Liên Hiệp Quốc vạch ra các đe dọa cho quả địa cầu bao gồm khí hậu khắc nghiệt, mất mát tính chất đa dạng sinh học và tình trạng ô nhiễm trên thế giới.


Đó là cuộc tấn công gay gắt về việc con người đối xử với thiên nhiên như thế nào, khi các đại dương trở thành bãi rác và thiên nhiên bị vắt kiệt.

Liên Hiệp Quốc chỉ trích các chính phủ đã không bảo vệ môi trường và cho biết, các cuộc khủng hoảng ngày càng đe dọa cho sự sống còn của con người, như một chủng loại trên quả địa cầu nầy.

Trong lời bình luận mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres kêu gọi mọi người hãy nghĩ lại, về mối quan hệ của con người và thiên nhiên

Ông cho biết, năm nay có thể là một khúc quanh quan trọng và ông đẩy mạnh việc thực hiện các hành động khẩn cấp.

"Tôi muốn nêu rõ ở đây, không có sự giúp đỡ của thiên nhiên thì chúng ta không thể phát triển và ngay cả không tồn tại nữa, thế nhưng từ lâu chúng ta đã tạo nên một cuộc chiến vô nghĩa và tự sát đối với thiên nhiên”, Antonio Guiterres.

Liên Hiệp Quốc ước lượng có hơn một triệu trong số khoảng 8 triệu cây cỏ và thú vật trên khắp thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Phúc trình nầy là một kế hoạch khoa học về việc làm thế nào để đối phó với các trường hợp khẩn cấp về môi trường.

Ông cho biết vẫn không quá trễ, thế nhưng cảnh cáo rằng thế giới hiện tiến gần đến một điểm không thể quay lại được nữa.

“Đây là năm mà chúng ta có một khung cảnh mới, để bảo tồn đa dạng sinh học và cũng là lúc chúng ta thi hành một số biện pháp hết sức quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm, tôi muốn nói đó là một năm dẫn đến thành công hay thất bại”, Antonio Guiterres.

Phúc trình kể ra có khoảng 9 triệu người chết vì ô nhiễm mỗi năm, cũng như bị chết sớm xảy ra trong ‘con đường độc hại’ của việc phát triển kinh tế.

Tác giả chính của bản phúc trình là ông Robert Watson là một khoa học gia về môi trường người Anh.

“Rõ ràng là chúng ta tùy thuộc vào thiên nhiên và không may chúng ta đã quá lợi dụng thiên nhiên vào lúc nầy".

"Vì vậy tôi nghĩ là ngày càng có nhiều chính phủ bắt đầu nhận thức việc nghĩ lại, làm thế nào để đo lường mức phát triển kinh tế”, Robert Watson.
"Những gì Úc cần làm là thực sự áp dụng các chính sách trong nước và quốc tế, nhằm ngăn chặn sự suy thoái của môi trường sống tự nhiên và thực sự đảm bảo những gì còn lại cuối cùng trong các hệ sinh thái nguyên vẹn vẫn hoạt động, vì đó là cách thức bệnh tật không xâm nhập vào xã hội loài người”, James Watson.
Bản phúc trình đề nghị việc duyệt xét toàn bộ, về việc các nước đánh giá thế nào về kết quả kinh tế, năng lượng tạo ra như thế nào, cùng với việc kiểm soát các phương pháp đánh cá và trồng trọt.

Giáo sư về khoa học bảo tồn là ông James Watson thuộc đại học Queensland cho biết, Liên Hiệp Quốc đã không nêu lên quốc gia nào nên làm, thế nhưng ông tin rằng các nước như Úc cần gia tăng nỗ lực.

“Phúc trình nầy vạch ra các vấn đề rộng lớn hơn đã xảy ra, thế nhưng các nước phải xác định cách nào và họ sẽ làm gì theo cách thức của họ".

"Phúc trình nầy không nêu rõ bản đồ con đường đó hay chi tiết đó”, James Watson .

Giáo sư Watson cho rằng, một trong các con số gây nhiều xúc động trong bản phúc trình, là sự giảm thiểu các côn trùng hút phấn hoa, có thể làm tổn hại cho mùa màng trên khắp thế giới mỗi năm, với phí tổn lên đến 577 tỷ đô la.

Trong khi đó, Giám đốc Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc là bà Inger Anderson đồng ý rằng, hành tinh nầy đang bị phá hủy và sức khoẻ của con người đang gặp nguy cơ.

“Các trường hợp khẩn cấp về môi trường đã được vạch ra trong bản phúc trình, trực tiếp về việc con người lạm dụng quá nhiều các tài nguyên, tạo ra quá nhiều rác rưởi và ưu tiên cho các mục tiêu ngắn hạn, với các hậu quả là những đau thương dài hạn”, Inger Anderson.

Bà cho biết, phúc trình vạch ra việc làm thế nào, dẫn đến hành động có phối hợp từ các doanh nghiệp và chính phủ, để có thể hàn gắn cho hành tinh nầy, vốn đang chịu nhiều áp lực nặng nề.

Bà hy vọng, năm 2021 sẽ là một năm mà thế giới không chỉ chú tâm đến tình trạng tử vong của con người do đại dịch coronavirus, mà còn đánh dấu một sự chuyển đổi trong các chính sách về y tế.

Tại Úc giáo sư Watson cho biết, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến việc bảo tồn luôn nằm trên nghị trình và đề ra một cơ hội để duyệt xét lại.

"Những gì Úc cần làm là thực sự áp dụng các chính sách trong nước và quốc tế, nhằm ngăn chặn sự suy thoái của môi trường sống tự nhiên và thực sự đảm bảo những gì còn lại cuối cùng trong các hệ sinh thái nguyên vẹn vẫn hoạt động, vì đó là cách thức bệnh tật không xâm nhập vào xã hội loài người”, James Watson.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share