Cơ Quan Phục Hồi cung cấp sự hỗ trợ sau cháy rừng

NSW Rural Fire fighters establish a backburn in Mangrove Mountain, NSW in early December 2019

.NSW Rural Fire fighters establish a backburn in Mangrove Mountain, NSW in early December 2019 Source: AAP

Một cơ quan liên bang phục hồi nạn cháy rừng đã được thiết lập nhằm cung cấp một loạt các biện pháp hỗ trợ gồm cả lãnh vực tâm thần nữa. Thủ tướng Scott Morrison loan báo cơ quan nầy hoạt động tức khắc cùng với nỗ lực của các chính phủ tiểu bang và lãnh thổ cũng như quân đội.


Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố, chính phủ sẽ thiết lập Cơ quan Phục hồi Cháy rừng, để hướng dẫn việc tái thiết và hỗ trợ các cộng đồng, sau các trận cháy rừng gây ra nhiều thảm họa.

Ông cho biết, cơ quan nầy sẽ đề ra các hoạt động chặt chẽ với những sự đáp ứng thành công, như đã cung cấp trong trận lụt ở bắc Queensland và sẽ do cựu tư lệnh cảnh sát liên bang Andrew Colvin đảm trách.

Ông Morrison cho biết, mức độ thảm họa mà cơ quan mới thiết lập nầy sẽ đối phó là hết sức lớn lao.

Chắc chắn là họ sẽ có một danh sách thật dài trong các công tác hồi phục mà họ sẽ đảm nhận, như chương trình đã thấy tại Queensland".

"Đó là việc sửa chữa cầu đường và các hạ tầng cơ sở quan trọng khác, chúng ta sẽ tận lực như đã thực hiện trong các cuộc khủng hoảng khác, để bảo đảm rằng việc phục hồi sẽ bắt đầu và thực hiện vào đúng thời điểm, cũng như nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ giới tiểu thương”, Scott Morrison.

Chính phủ liên bang cam kết thêm 2 tỷ đô la, để tài trợ cho cơ quan mới thành lập trong 2 năm.

Cơ quan nầy sẽ có một danh sách thật dài trong việc phục hồi như tái thiết cầu đường và các hạ tầng cơ sở quan trọng khác, với sự phối hợp của chính phủ tiểu bang.

Ông Morrison cũng loan báo rằng, sẽ có hơn 100 triệu đô la sẽ được cấp cho hơn 70 hội đồng địa phương bị tác hại do hoả tai.

Chính phủ cũng đã kêu gọi 3 ngàn binh sĩ trừ bị, để giúp dọn dẹp các đổ nát sau các trận hỏa hoạn.

Ông Morrison cho biết, các biện pháp hỗ trợ từ cơ quan có tính cách toàn quốc nầy, cũng bao gồm việc hỗ trợ về sức khỏe tâm thần, khi ông ghi nhận rằng điều quan trọng là bao gồm mọi nhu cầu về y tế cho những người cần đến.

Lãnh tụ đối lập Anthony Albanese cảnh cáo rằng, cuộc khủng hoảng quốc gia có thể kéo dài hàng tháng.

"Đã có 900 ngàn hecta tại Victoria đã bị thiêu rụi và mối quan tâm là chúng tôi được biết, đây chỉ mới là khởi đầu cho những gì thường thấy trong muà cháy rừng".

"Sẽ còn nhiều tuần lễ, có thể nhiều tháng nữa để cuộc khủng hoảng nầy kết thúc".

"Có khả năng cháy rừng lan rộng từ những vùng nguy hiểm ở đông sang tây, rồi đến lãnh thổ Bắc Úc nữa”, Anthony Albanese.
"Nếu một Ủy ban Hoàng gia Điều tra giúp chúng ta trong việc nầy, thì đó là chuyện tốt đẹp, thế nhưng chúng ta có thể đạt được chuyện đó ngay từ bây giờ”, Mike Clarke.
Còn ông Scott Morrison nói rằng, cơ quan toàn quốc phục hồi sau hỏa hoạn cũng có một vai trò khi nói đến việc giảm thiểu nguy cơ, khi ông cho rằng việc giảm thiểu rủi ro là một sự kiềm chế liên tục trong các cộng đồng, mà ông đã đến thăm.

Việc đốt ngăn chận đã giúp giảm thiểu cuộc khủng hoảng cháy rừng, thế nhưng đã bị các chuyên gia tranh luận, khi các cựu chỉ huy cứu hỏa tại Úc cho rằng, thời tiết thay đổi là thủ phạm chính.

Giáo sư Mike Clarke thuộc Trung tâm về Viễn Tượng Tương lai của đại học Latrobe, đã theo dõi việc giảm bớt rủi ro tại Úc.

Ông cho biết, việc đốt ngăn chận vốn thường được mô tả là có thể mang lại an toàn trong việc giảm thiểu rủi ro, việc nầy đã giảm bớt đáng kể do biến đổi khí hậu, vốn gây ra những áp lực lớn lao cho các cơ quan, về việc khi nào họ có thể thực hiện việc đốt ngăn chận.

“Tôi nghĩ, đầu tiên chúng ta cần bắt đầu với thông tin khoa học tốt nhất, về những gì các chuyên gia về thời tiết, cho chúng ta biết về tương lai sẽ ra sao, tình hình sẽ thay đổi như thế nào, khi mọi thứ dễ bốc cháy khắp nơi và rồi sẽ nghĩ đến chiến thuật về nơi nào tốt nhất, để chúng ta giảm bớt nhiên liệu".

"Tôi không nghĩ, một mục tiêu rộng hàng hecta là cách thức sẽ làm, vốn là điều chúng tôi thử nghiệm tại Victoria và giúp chúng tôi đến các kết quả sai lầm".

"Chúng ta cần phải khá hơn, trong việc suy nghĩ về nơi nào chúng ta nên chi tiêu tốt nhất, trong việc giảm bớt rủi ro và kiểm soát được ngọn lửa, đó là một cách thức hữu hiệu để thực hiện”, Mike Clarke.

Ông Morison không loại trừ việc cần có một Ủy ban Hoàng gia Điều tra về cuộc khủng hoảng cháy rừng hiện tại, ông cho rằng đó là một biện pháp ông xem xét, cùng với chính quyền tiểu bang và lãnh thổ.

Giáo sư Clarke nói rằng, cuộc khủng hoảng cháy rừng rất khác biệt, so với những gì xảy ra cách nay 20 năm và trong khi ông hoan nghênh Ủy ban Hoàng gia thì ông tin rằng, hành động cấp thời cũng nên thi hành.

“Chúng ta cần xác định vai trò và trách nhiệm chung của các công dân và các cấp độ chính phủ, trong việc đề cập đến các thay đổi đó, cả về hậu quả tức khắc của việc thay đổi khí hậu dài hạn và ngắn hạn".

"Nếu một Ủy ban Hoàng gia Điều tra giúp chúng ta trong việc nầy, thì đó là chuyện tốt đẹp, thế nhưng chúng ta có thể đạt được chuyện đó ngay từ bây giờ”, Mike Clarke.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share