‘Cái chết của một người tầm trú có thể tránh được,’ chuyên viên điều tra pháp y

Refugee Action Collective protesters hold a vigil for deceased asylum seeker Hamid Khazaei outside Brisbane Magistrates Court

Refugee Action Collective protesters hold a vigil for deceased asylum seeker Hamid Khazaei outside Brisbane Magistrates Court Source: AAP

Một chuyên viên pháp y điều tra hậu tử đã công bố bản phúc trình với lời lẽ khá gay gắt về việc chăm sóc y tế đối với một người tầm trú trên đảo Manus trước khi ông nầy qua đời và đề nghị Úc nên mở cuộc điều tra bắt buộc về những cái chết trong các trại thanh lọc ở Nauru và Papua tân Guine.


Một người gốc Iran là ông Hamid Khazaei chết 4 năm trước trong một bệnh viện ở Brisbane về một chứng bệnh khởi đầu là vụ nhiễm trùng có thể chữa được.

Vị chuyên viên điều tra hậu tử cũng kêu gọi cần có việc duyệt xét tổng quát công tác chăm sóc y tế khẩn cấp trên đảo Naru và Manus.

Một cái chết có thể tránh được, trong việc chăm sóc y tế tại các trung tâm thanh lọc người tầm trú ở hải ngoại của Úc, đó là kết luận phúc trình của thẩm phán điều tra hậu tử ở Queensland.

Một thanh niên 24 tuổi khoẻ mạnh và tráng kiện tên là Hamid Khazaei ((KARS-eye)), đã nhờ đến việc chăm sóc y tế cho một vết xướt nhỏ nhưng bị nhiễm trùng trên đảo Manus, sau đó dẫn đến một cái chết từ từ và đau đớn.

Chuyên viên pháp y điều tra hậu tử tại Queensland là ông Terry Ryan, trong bản phúc trình dài 140 trang giấy đã kể chi tiết về một lỗi nhỏ của các công chức Úc cũng như các công ty thầu về y tế ở cả Canberra và Papua tân Guine.

Ông không đổ lỗi cho bất cứ cá nhân nào, thế nhưng ông cho rằng chính phủ Úc chịu trách nhiệm vào lúc đó và bây giờ, đối với những người bị chuyển ra ngoài nước Úc.

“Cái chết của ông Khazaei có thể tránh được. Với các bằng chứng liên tục của các nhân chứng chuyên môn trợ giúp tòa án về vấn đề nầy, tôi đồng ý với việc nếu bệnh trạng của ông nầy được chẩn đoán và chữa trị đúng lúc tại bệnh viện thuộc trung tâm thanh lọc trên đảo Manus và ông nầy được chuyển về Úc trong 24 giờ khi bệnh mới chớm phát, thì có lẽ ông ta còn sống”.

Sau 11 ngày, ông Khazaei bị tuyên bố là chết não trong một bệnh viện tại Brisbane, do bị nhiễm trùng máu và các cơn đột quỵ.

Tổng trưởng Di trú thời bấy giờ là ông Scott Morisson nói rằng, người nầy đã nhận được sự chăm sóc y tế rất tuyệt vời.

Còn chuyên viên pháp y điều tra hậu tử đổ lỗi cho nước Úc, trong việc trì hoãn di chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Quốc tế Thái bình Dương tại thủ đô Port Moresby cùa Papua tân Guine, nơi ông nầy chỉ được chăm sóc không thích hợp, trước khi chuyển đến Brisbane.

Bệnh viện từ chối hợp tác trong cuộc điều tra hậu tử.

Bác sĩ Barri Phatafod thuộc tổ chức Bác sĩ cho Người tỵ nạn, hoan nghênh các khám phá nói trên.

“Không có gì có thể thay đổi, kể từ khi cái chết nầy vốn có thể ngăn tránh được và với mọi chuyện trở nên ngày càng tệ hại hơn”.

Vị chuyên viên pháp y nầy cho biết, chỉ có cách di chuyển các người tầm trú đến Úc hay Tân tây Lan mới có thể tránh được những cái chết tương tự, thế nhưng ông nầy cho rằng dường như chuyện nầy không thể xảy ra.
“Chúng tôi liên tục tuyên bố trong suốt 5 năm qua rằng, nước Úc đã thất bại trong trách nhiệm về nhân quyền theo Hiệp ước về Người Tỵ nạn và việc nầy vẫn tiếp tục, trong khi những người nầy vẫn bị cầm giữ tại Manus trong những điều kiện hết sức dã man, cũng như không có sự chăm sóc y tế thích hợp trong khi họ ở đó”, Kate Scheutze.
Thay vào đó, ông đưa ra 8 đề nghị để duyệt xét tổng quát tiêu chuẩn chăm sóc y tế Úc ở hải ngoại, với sự giám sát độc lập.

“Tôi đề nghị rằng Tổng trưởng Tư Pháp nên thiết lập và tài trợ một khung pháp lý bó buộc để bảo đảm là, phải có cuộc điều tra tư pháp độc lập về cách chết của những người tầm trú, vốn đã bị chính phủ Úc chuyển họ về các nước để thanh lọc trong vùng”.

Gia đình nạn nhân cho biết trong một thông cáo rằng, “Không có gì có thể thay thế cho cuộc sống của đứa con trai thân yêu và là anh em của chúng tôi, thế nhưng chúng tôi thúc giục chính phủ Úc hãy chấp nhận các đề nghị của vị thẩm phán điều tra hậu tử một cách nghiêm chỉnh”.

Trong khi đó, thông cáo của bộ Nội An Úc cho biết, bộ hiện xem xét các khám phá trong bản phúc trình và ngõ lời chia buồn đến gia đình và bạn hữu của người quá cố.

Bà Kate Scheutze thuộc tổ chức Ân xá quốc tế nói rằng, nước Úc là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Quốc tế hiện làm ngơ bổn phận của mình.

“Chúng tôi liên tục tuyên bố trong suốt 5 năm qua rằng, nước Úc đã thất bại trong trách nhiệm về nhân quyền theo Hiệp ước về Người Tỵ nạn và việc nầy vẫn tiếp tục, trong khi những người nầy vẫn bị cầm giữ tại Manus trong những điều kiện hết sức dã man, cũng như không có sự chăm sóc y tế thích hợp trong khi họ ở đó”, Kate Scheutze.

Trong khi đó, hôm thứ hai chuyên viên pháp y điều tra hậu tử tại Tây Úc đã bắt đầu cuộc điều tra về cái chết của một người tầm trú Iran khác là ông Fazel Chegeni Nehad, trên đảo Christmas hồi 3 năm trước.

Ông nầy là một trong số 12 người chết trong trung tâm thanh lọc của Úc ở hải ngoại kề từ năm 2012 và hàng trăm người, nam cũng như nữ vả trẻ em vẫn còn trên đảo Nauru và Manus.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share