'Dịch bệnh nấm đen trong đại dịch coronavirus' tại Ấn Độ

A coronavirus test takes place in India

A coronavirus test takes place in India Source: AAP

Các bác sĩ tại Ấn Độ hiện tiếp tục chiến đấu chống lại sự lây nhiễm gây chết người, ảnh hưởng đến các bệnh nhân COVID-19, khi có gần 9 ngàn trường hợp được báo cáo cho đến nay. Việc nầy diễn ra, khi một cuộc nghiên cứu từ các viên chức y tế công cộng ở Anh quốc tìm thấy, 2 loại vắc xin Pfizer và AstraZeneca đã bảo vệ rất cao, chống lại chứng bệnh xuất phát từ biến chủng coronavirus của Ấn Độ.


Các chuyên gia y tế tại Ấn Độ hiện lâm vào cuộc khủng hoảng về việc lây nhiễm loại bệnh nấm chết người đối với các bệnh nhân nhiễm coronavirus, với hàng ngàn trường hợp như vậy đã xảy ra.

Loại lây nhiễm được xem là hiếm xảy ra ảnh hưởng đến mũi, khí quản và phổi, giết chết khoảng phân nửa những người mắc bệnh.

Người ta mô tả đây là một dịch bệnh trong một đại dịch và các bác sĩ nghi ngờ rằng, sự gia tăng đột ngột các trường hợp nhiễm bệnh, có thể làm phức tạp thêm cuộc chiến chống lại đại dịch của Ấn Độ.

Tiến sĩ Priya Sampathkumar là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, tại bệnh viện Mayo thuộc Minnesota, Hoa Kỳ.

Bà cho đài BBC biết, trong khi steroid là thành phần quan trọng trong việc chữa trị cho một số người bị nhiễm COVID-19, thì việc sử dụng không cần thiết có thể khiến cho bệnh nhân dễ nhiễm bệnh có tên là ‘nấm đen’.

“Việc sử dụng steroid để trấn áp hệ miễn nhiễm là một trong các công việc chính, làm gia tăng sự lây nhiễm của loại nấm nầy".

"Steroid cũng có thể làm cho chất đường trong máu lên cao, trong khi bệnh tiểu đường lại rất phổ biến tại Ấn Độ".

"Khi bệnh nhân được tiêm steroid, mức đường trong máu của họ tăng cao hơn nữa".

"Vì vậy cả hai chuyện nầy tạo ra điều kiện chín mùi cho việc lây nhiễm ‘nấm đen’, trong khi chính COVID-19 gây ra rất nhiều tế bào bị viêm nhiễm, vốn có lẽ khiến cho họ bị lây nhiễm bệnh nầy”, Priya Sampathkumar .

Ấn Độ ghi nhận có hơn 26 triệu người nhiễm COVID-19 nói chung, với gần phân nửa các trường hợp diễn ra trong 2 tháng vừa qua.

Thế nhưng các chuyên gia tin rằng, các vụ lây nhiễm mới vốn gia tăng nhanh chóng, có thể cuối cùng sẽ chậm lại, với các ca nhiễm hàng ngày vẫn còn dưới mức 300 ngàn trường hợp, trong một tuần lễ.

Việc nầy diễn ra, khi một nghiên cứu từ Y tế Công cộng Anh quốc cho thấy, 2 liều vắc xin Pfizer hay AstraZeneca mang lại mức độ bảo vệ cao, chống lại dịch bệnh từ loại biến chủng coronavirus của Ấn Độ.

Cuộc nghiên cứu tìm thấy, vắc xin Pfizer hữu hiệu đến 88 phần trăm, chống lại biến thể Ấn Độ sau khi tiêm chủng đủ 2 mũi.

Việc nầy so sánh với mức độ hữu hiệu đến 93 phần trăm chống lại biến chủng, được xác định lần đầu tiên tại Anh quốc.

Trong khi đó, vắc xin AstraZeneca hữu hiệu được 60 phần trăm, sau 2 mũi tiêm chủng chống lại biến chủng Ấn Độ, so với 66 phần trăm chống lại biến thể tại Anh quốc.
'Chúng ta sẽ không loại trừ việc nhắc nhở chuyện nầy do các du khách Anh sẽ đến vào mùa xuân, đó là chúng ta có các biện pháp y tế mạnh mẽ hơn nữa”, Jean Yves Le Drian.
Được biết có khoảng 72 phần trăm người lớn tại Anh, đã tiêm mũi vắc xin chống COVID-19 đầu tiên và khoảng 42 phần trăm đã hoàn tất mũi thứ hai.

Trong khi nhà cầm quyền Anh quốc bày tỏ quan ngại trong những tuần lễ vừa qua, về các ca nhiễm với biến thể Ấn Độ ngày càng gia tăng, việc nầy có thể ảnh hưởng đến dự định mở cửa lại nước Anh, Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock cho biết, nước Anh vẫn còn đi đúng hướng trong việc dỡ bỏ các hạn chế còn lại vào cuối tháng 6.

“Trong khi hiệu quả của vắc xin sau khi quí vị tiêm một mũi thuốc là hơi kém hơn một chút, so với biến thể mới mà chúng tôi đã tìm thấy ở Ấn Độ này, thế nhưng hiệu quả như nhau khi quí vị đã tiêm hai mũi. Đó là một tin tốt vì nó có nghĩa là, chúng ta có thể tin tưởng chiến lược quốc gia của chúng ta để đối phó với đại dịch nầy, đang đi đúng hướng và là chiến lược đúng đắn”, Matt Hancock.

Trong khi đó, nước Pháp cũng hy vọng sẽ dỡ bỏ các hạn chế quan trọng vào tháng 6.

Được biết tại Pháp, số tử vong hàng ngày vì COVID-19 đã giảm xuống đến mức thấp nhất thấp nhất trong 7 tháng là 70 người, trong khi các ca nhiễm mới hàng ngày trong 7 ngày qua, đã giảm xuống 13 ngàn trường hợp lần đầu tiên kể từ năm rồi.

Thế nhưng với hơn 2880 ca nhiễm loại biến chủng Ấn Độ được ghi nhận tại Anh, Ngoại Trưởng Pháp Jean Yves Le Drian cho biết, chính phủ không loại trừ việc ban hành các biện pháp khắc nghiệt hơn đối với các du khách Anh, để bảo vệ tiến trình mà nước Pháp đã đạt được.

“Việc xuất hiện các biến thể Ấn Độ và sự gia tăng các biến chủng nầy tại Anh quốc, đặt ra một vấn đề khó khăn mà chúng ta phải hết sức cảnh giác về chuyện nầy, cũng như liên lạc chặt chẽ với nhà cầm quyền Anh quốc".

"Nó sẽ không phải là việc chữa trị khẩn cấp nếu chúng ta phải đối phó, thế nhưng là liệu pháp trung gian".

'Chúng ta sẽ không loại trừ việc nhắc nhở chuyện nầy do các du khách Anh sẽ đến vào mùa xuân, đó là chúng ta có các biện pháp y tế mạnh mẽ hơn nữa”, Jean Yves Le Drian.

Bên kia bờ Địa Trung Hải, Israel loan báo sẽ dỡ bỏ các hạn chế về coronavirus tại địa phương bắt đầu vào tháng 6, theo sau chương trình chủng ngừa thành công tại đây.

Có khoảng 92 phần trăm người lớn tại Israel tuổi 50 trở lên, đã được chủng ngừa hay khỏi bệnh từ COVID-19 và chỉ có 12 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận tại nước nầy, vốn giảm xuống từ đỉnh cao nhất hàng ngày là hơn 10 ngàn vụ hồi tháng giêng năm nay.

Trong khi đó, tình trạng coronavirus tại Mỹ cũng chuyển sang một khúc quanh mới tích cực, với các ca nhiễm hàng ngày giảm xuống dưới 30 ngàn vụ, lần đầu tiên trong 11 tháng qua.

Có khoảng 1,8 triệu người đã nhận được một mũi tiêm chủng mỗi ngày, cứ 5 người thì có gần 2 người tại Mỹ đã chủng ngừa đầy đủ, với 2 mũi tiêm vắc xin.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share