Du học ở Úc(239): Làm sao để không bị lệ thuộc mạng xã hội?

social media

Source: element envato

Để biết mình có bị nghiện mạng xã hội không, bạn hãy tự hỏi: Bạn cảm thấy mạng xã hội có khiến bản thân bị phân tâm khỏi việc mình đang làm và không thể phát huy hết khả năng mình mong muốn hay không? Nếu câu trả lời là có, nghĩa là bạn đang bị lệ thuộc vào mạng xã hội. Vậy làm cách nào để giải quyết?


Không thể phủ nhận rằng nhiều người trong chúng ta  đang dành quá nhiều thời gian mỗi ngày sử dụng điện thoại, đặc biệt là mạng xã hội. Không khó để bắt gặp hình ảnh ai đó luôn chằm chằm vào điện thoaị lướt facebook trên xe điện, khi đi ngoài đường hay thậm chí khi băng qua đường cũng mải mê lướt điện thoại.

Một nghiên cứu của Nielsen cho thấy một người trưởng thành trung bình dành năm giờ rưỡi mỗi tuần cho phương tiện truyền thông xã hội. Con số này nhân lên sẽ gần 12 ngày có nghĩa là 288 tiếng đồng hồ mỗi năm.

Bạn nghĩ mình có phải người bị phụ thuộc vào điện thoại và mạng xã hội, hay nói cách khác là bị nghiện chúng không?

Mỗi khi có ai đó bấm likes, comment hay chia sẻ ảnh của mình trên Facebook hay Instagram, tâm trí bạn sẽ tự tiết ra chất dopamine kích thích khiến bạn phải dẹp ngang việc đang làm hiện tại để kiểm tra một thông báo, hai tin nhắn và tiếp tục bị cuốn theo, không thể ngừng kiểm tra điện thoại và cập nhật từ mạng xã hội trong nhiều giờ.

Với thanh thiếu niên, trong quyển sách Của Micheal Robb có viết, mạng xã hội là nguyên nhân khiến tỷ lệ trầm cảm và tự tử tăng vọt.

Mạng xã hội tưởng chừng giúp kết nối giữa con người với nhau mặc cho khoảng cách về địa lý, trắc trở về thời gian, nhưng mặc khác, cũng đẩy chúng ta xa nhau hơn bởi sử tiện dụng, sự thừa thải thông tin, những lỗ hổng bảo mật cá nhân và sự  kém chân thành trong nhiều mối quan hệ ảo.

Nhiều người trở nên trầm cảm , cách xa gia đình, cô lập bản thân bởi họ cho rằng mình tìm thấy toàn bộ thế giới trên mạng xã hội ảo.

Để tìm thấy ý nghĩa thực sự của mạng xã hội, chủ động kiểm soát thời gian để mạng xã hội phục vụ cho công việc của mình thay vì bị phụ thuộc và lãng phí thời gian, chúng ta cùng tìm hiểu một số cách sau đây.

Tắt thông báo

Thông báo từ mạng xã hội, điển hình là Facebook và Instagram liên tục khiến chúng ta cảm thấy như mình đang đánh mất điều gì đó trong thế giới trực tuyến, dẫn đến hội chứng FOMO- fear of missing out hiểu nôm na là là sợ bị bỏ lỡ, mất cơ hội.

Những người mắc phải hội chứng FOMO này thường có cảm giác sợ hãi về việc bản thân sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. Nếu mắc phải hội chứng này, chúng ta sẽ cảm giác rằng những người xung quanh sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không có được. Từ đó, hội chứng này thôi thúc người chịu trạng thái FOMO phải hành động ngay tức thì  tại thời điểm thiếu lý trí, dẫn đến quyết định sai lầm, gây ít nhiều hậu quả sau đó.

Những thông báo chớp nháy liên tục từ điện thoại dễ khiến chúng ta bị phân tâm trong công việc và học tập, dẫn đến việc bị giảm năng suất.

Để tránh bị rơi vào tình trạng này, chúng ta nên không ở gần điện thoại hoặc tắt tất cả thông báo từ mạng xã hội khi cần tập trung làm việc.

Để kiểm soát sự tò mò về những thông báo trên mạng xã hội, bạn có thể xem đó là phần thưởng cho mình sau khi hoàn tất trọn vẹn công việc. Khi tích lũy nhiều thông báo, bạn sẽ cảm giác sẽ thú vị hơn khi kiểm tra chúng cùng một lúc, cũng như không cảm thấy bứt rứt vì công việc đều đã được hoàn thành suôn sẻ.
Group of people using mobile phone on couch
Source: element envato

Chủ động tìm kiếm thông tin chính xác, hữu ích

Bất cứ lúc nào bạn chuẩn bị lấy điện thoại hay các thiết bị điện tử khác để vào mạng xã hội, hãy dừng lại một chút và suy nghĩ. Nghĩ về hoàn cảnh, vị trí hiện tại của mình, về lý do và mục đích mình định sử dụng mạng xã hội. Điều đó sẽ khiến bạn ý thức hơn về việc mình làm từ đó tập trung vào những việc có hiệu quả, tránh tốn kém thời gian.

Giả sử như khi bạn đang chờ đợi một chuyến xe bus hay trạm xe lửa về nhà. Bạn cảm thấy khoảng thời gian chờ đợi không làm gì thật vô ích, vì vậy bạn quyết định rút điện thoại ra và đăng nhập vào mạng xã hội. Chính tại thời điểm này, hãy dừng lại một chút. Nghĩ đến mục tiêu của mình tại Úc, lý do bạn đi du học là gì, bạn muốn nhận được gì ở đây.

Chắc hẳn bạn muốn làm một điều gì đó xứng đáng với thời gian và công sức tiền bạc mình bỏ ra, nhưng nếu như bạn cho phép mình lướt qua một tin tức trên mạng xã hội, rồi đến tin tiếp theo, và cứ thế trong vòng nửa giờ,một giờ, và suốt cả hành trình từ train về nhà.

Vì vậy, bạn nên tự giới hạn thời gian cho việc lang thang trên mạng xã hội hoặc kiên quyết với bản thân hơn, thay thế chúng hoàn toàn bằng việc theo dõi các thông tin cần thiết cho các môn học, các định hướng, đam mê hoặc giao lưu, chia sẻ với cộng đồng của bạn. Hoặc gọi điện thoại về nhà trò chuyên với gia đình chia sẻ những buồn vui với người thân hơn là tìm kiếm những niềm vui ảo ảnh trên mạng.
Bạn có thể học một kỹ năng mới hoặc làm điều gì đó bạn luôn muốn làm nhưng không bao giờ có thời gian. Nếu ngồi ngẫm lại và thử tính, bạn có lẽ sẽ rất ngạc nhiên về số lượng thời gian ‘chết’ bạn đã sử dụng để lướt newsfeed. Khi tâm trí và thời gian được bận rộn với sở thích mới , bạn sẽ tự tách mình ra khỏi mạng xã hội và tập trung phát triển năng lượng và kỹ năng của bản thân.
Ngoài việc đọc thông tin bị động thì bạn cần chủ động tìm kiếm thông tin, xác định lĩnh vực mà mình quan tâm và rồi tìm đọc bài viết trên các địa chỉ có uy tín, được viết bởi các tác giả đáng tin cậy. Trong quá trình này, bạn cũng cần học cách tự kiểm chứng thông tin. Với mỗi điều bạn thấy, đừng vội tin tưởng mà hãy đặt câu hỏi về tính logic, tính xác thực của thông tin được nêu bằng cách tìm kiếm thêm từ nhiều nguồn, lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau và rồi tự câu trả lời cho riêng mình.

Kỷ luật với bản thân

Đặt bộ hẹn giờ trên đồng hồ hoặc điện thoại của bạn, để giới hạn thời gian bạn sử dụng mạng xã hội.

Chọn một giới hạn tùy thuộc vào mức độ nghiện mạng xã hội của bạn - giả sử một giờ mỗi ngày, tương đương với bảy giờ mỗi tuần - và bất cứ khi nào bạn kiểm tra tài khoản của mình, hãy bắt đầu hẹn giờ. Khi bạn đạt đến giới hạn đã đặt ra ban đầu,  hãy mạnh mẽ tuân thủ kỷ luật và đừng cố thả lỏng cho mình thêm 5 hay 10 phút. Đây sẽ là một bước căn bản để bạn tập cách kiểm soát bản thân khỏi sự cám dỗ vô bổ, đồng thời giúp bạn đạt được hiệu quả cao trong mục tiêu lớn hơn.

Tìm sở thích mới

Nếu bạn cho rằng mình có nhiều thời gian trống để sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của mình, vậy tại sao bạn không chọn một sở thích mới để lấp đầy thời gian rảnh rỗi?

Bạn có thể học một kỹ năng mới hoặc làm điều gì đó bạn luôn muốn làm nhưng không bao giờ có thời gian. Nếu ngồi ngẫm lại và thử tính, bạn có lẽ sẽ rất ngạc nhiên về số lượng thời gian ‘chết’ bạn đã sử dụng để lướt newsfeed. Khi tâm trí và thời gian được bận rộn với sở thích mới , bạn sẽ tự tách mình ra khỏi mạng xã hội và tập trung phát triển năng lượng và kỹ năng của bản thân.

Không sai khi nói rằng mạng xã hội đã giúp chúng ta mở rộng nhiều mối quan hệ , làm quen bạn mới. Tuy nhiên, có rất nhiều cách bạn có thể gặp gỡ mọi người trong cuộc sống thực. Bạn có thể tham gia một câu lạc bộ, tham dự một buổi hội thảo, tổ chức một buổi gặp mặt, nơi tất cả bạn bè của bạn mang theo một người bạn mới đến và làm quen với nhau. Dù đó là hoạt động gì,  bạn cũng sẽ kết nối và xây dựng những mối quan hệ mới trong đời thực.

Khoá tài khoản mạng xã hôi

Tùy thuộc vào mức độ ‘ nghiện mạng xã hội’ của bản thân mà bạn có thể cho mình giải pháp là đóng mạng xã hội hoàn toàn trong một khoảng thời gian. Điều này có thể áp dụng nếu kết quả học tập của bạn bị giảm sút, quá trình làm việc của bạn bị tụt dốc hoặc bạn bè hay người thân của bạn phàn nàn về việc bạn quá mê mải với mạng xã hội. Đây có thể là lúc để bạn nhìn lại chính mình, và đưa ra một quyết định tỉnh táo để thay đổi tình hình.

Trước khi quyết định ‘nghỉ ngơi’ khỏi mạng xã hội, bạn có thể thông báo cho bạn bè mình biết để họ có thể liên lạc với bạn bằng phương tiện khác nếu cần.

Nếu bạn thường dành tối thiểu hai giờ cho phương tiện truyền thông xã hội mỗi ngày, bạn sẽ có thêm mười bốn giờ mỗi tuần, hoàn toàn chỉ để làm bất cứ điều gì bạn muốn - thậm chí bạn có thể sử dụng khoảng thời gian này một cách hữu ích bằng cách kiếm một công việc ngoài giờ học trong thời gian này để kiếm kinh nghiệm.

Điểm tin tại Úc

Theo kế hoạch vừa công bố của chính phủ Morrison, trong tương lai, những ai tham gia gian lận tại các trường đại học ở Úc có nguy cơ chịu hai năm tù giam và hàng trăm ngàn đô la tiền phạt

Bộ trưởng giáo dục Dan Tehan cho biết theo kế hoạch mới, bất cứ ai tiếp tay cho sinh viên gian lận trong kỳ thi đại học hoặc trong khi viết bài luận sẽ phải đối mặt với những hình phạt cứng nhắc, bao gồm hai năm tù giam và bị phạt tiền lên tới 210.000 đô la.

Mỗi tuần một điều không thể bỏ lỡ ở Úc

Tieve Tara Gardens
Source: Flickr
Nếu bạn là người yêu thiên nhiên, đang tìm kiếm một nơi ngắm là mùa thu tuyệt đẹp ở Melbourne thì đừng bỏ qua khu vườn Tieve Tara Garden ở Mount Macedon.

Đây từng là một phần của khu rừng còn tàn tích lại sau đợt cháy rừng bão lửa. Khu vườn được mua lại từ năm 1995, sửa sang lại thành khu vườn tự nhiên đẹp nhất nhì Melbourne.

Phần lớn khu vườn được thiết kế lại như một khu vườn truyền thống của Victoria, với một ao lớn nhân tạo cùng đàn vịt và ngỗng nuôi thả tự do. Khi tham quan trong vườn, các bạn sẽ được đón tiếp bởi một chú chim biết nói tên Squark rất thân thiện và đáng yêu.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share