Chuyện của người sống sót dưới xích xe tăng Thiên An Môn

Lone man confronting China tank column in Tiananmen uprising in1989 - AAP -AP -J Widener

Lone man confronting China tank column in Tiananmen uprising in1989 Source: AAP/AP/Jeff Widener

Lần đầu tiên sau 30 năm, cảnh sát Hong Kong cấm tổ chức tưởng niệm cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989 lấy lý do dịch bệnh. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng việc này có thể chấm dứt hoàn toàn các lễ tưởng niệm, khi Trung Quốc tìm cách áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hong Kong.


Ngày 4 tháng 6 năm 1989, lệnh ở trên đưa xuống cho quân đội và xe tăng bằng bât cứ giá nào phải giải tán đám đông sinh viên học sinh biểu tình trong nhiều tuần lễ đời cải tổ dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn.   

Bức ảnh của người biểu tình vô danh  "Tank Man" do phóng viên nhiếp ảnh Jeff Widener đã trở thành biểu tượng cho sự can trường của sinh viên.

Cho đến thời điểm này chính phủ Trung Quốc vẫn che giấu tội ác này và không ai biêt con số đích xác số người chết là bao nhiêu.

Thông tin từ chính phủ các nước thì có hơn 10 ngàn người chết còn chính phủ Trung Quốc thì nói có 240 kẻ làm loạn bị chết vì chống trả quân đội.

Thủ tướng Úc lúc đó là Bob Hawk đã khóc khi đọc bản báo cáo của Đại sứ quán Úc gởi về.

"Khi những người bị kẹt lại trên quảng trường dù là bị thương hay đã chết không kip đưa đi hay thoát đi thì quân lính được lệnh là bắn bât cứ ai còn sống. Họ nhận được lệnh là không bỏ sót ai một trên quảng trường."

"Những đứa trẻ, những cô gái tât cả đã bị giết không thương xót bởi chính quân đội nhân dân. Những chiếc xe tăng cày qua cày lại trên những thân thể người chết cho đến khi không còn gì nữa thì các xe ủi đưa đưa tới để vun thành đống và phun lửa thiêu trụi."

Có rất nhiều những bà mẹ có con đi học đại học ở Bắc Kinh tham gia cuộc biểu tình đã không bao giờ còn thấy được con mình.

Những người có mặt trong sự kiên Thiên An Môn không ai nghĩ rằng chính quyền lại ra lệnh bắn vào nhân dân.
"Tât cả chúng tôi nghĩ rằng tình huống này sẽ phải kết thúc, có nghĩa là chúng tôi sẽ thắng. Không ai có thể ngờ rằng quân đội lại có thể nã súng vào chúng tôi. Chúng tôi chỉ nghĩ rằng bât quá họ khiêng chúng tôi đi vì chúng tôi đang tọa kháng, hoặc tệ hơn là đánh rồi lôi kéo chúng tôi đi mà thôi" Guo Jian
Sau vụ thảm sát những người tham gia biểu tình bị đe dọa và theo dõi chặt chẻ. 

Không ai biết "Tank Man" là ai, sống chết thế nào sau vụ Thiên An Môn, nhưng một trong những người sống sót cuộc đàn áp đó là Phương Chính dù bị xe tăng cán qua chân. 

Phương Chính, vào năm 1989 là một sinh viên năm cuối tại Trường Đại học Thể thao Bắc Kinh, anh 22 tuổi đã bị xe tăng cán qua hai chân vào lúc 6g sáng ngày 4/6 ngay tại Quảng trường Thiên An Môn.

Chẳng mấy ai sống sót dưới xích sắt của xe tăng. Và thông điệp của Phương Chính là vũ khí sắc biến để chống lại Đảng Cộng Sản là không quên những gì họ muốn người dân quên.

"Chiến tranh ký ức. Cộng sản thành công nhờ tuyên truyền tảy não, cắt đứt thế hệ hôm nay với quá khứ nên thanh niên không biết những gì xảy ra trong quá khứ, không biết tội ác và sự dối trá của của nhà cầm quyền nên họ vẫn tiếp tục tin. Nếu sự thật bị phơi bày thì nhà cầm quyền cộng sản sẽ bị lột mặt nạ và sẽ không có cơ hội tồn tại."

"Điều này tương tự như sau WWII, những gì mà phát xít Đức đã làm với người Do Thái đã được họ nhắc nhở mỗi năm không quên và điều đó giúp cho chỉ nghãi phát xít không có cơ hội sống lại."

"Điểm yếu của Cộng sản chính là những tội ác chúng đã làm và đang cố che đậy, chúng càng che đậy đucợ lâu chừng nào thì chúng còn có cơ hội lừa gạt người dân. Đó là lý do mà tôi phải lên tiếng và nói cho mọi người biết về những gì đã xảy ra ở Thiên An Môn."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Fang Zheng lost both of his legs during the crackdown.
Fang Zheng lost both of his legs during the crackdown. Source: Flickr


Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share