Khủng hoảng COVID-19 ngày càng tệ hại tại Ấn Độ khiến cả thế giới ra sức hỗ trợ

A mass COVID 19 Vaccination Centre in Mumbai closes due to vaccine shortage

A mass COVID 19 Vaccination Centre in Mumbai closes due to vaccine shortage Source: Getty images

Một lần nữa Ấn Độ trải qua một ngày với các ca nhiễm và số tử vong COVID-19 cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước nầy. Tin tức nói trên khiến các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh viện trợ khẩn cấp cho Ấn Độ.


Bà Parmila Jain vừa mất người chồng do COVID-19.

“Cho đến hôm qua, tôi vẫn ngồi bên ngoài bệnh viện và họ vẫn cho tôi biết là bệnh nhân đó vẫn ổn".

"Tôi yêu cầu họ cho tôi gặp mặt một lần và ngay cả đưa tiền cho họ, thế nhưng không ai nghe tôi cả".

"Tôi hết sức bực mình và chẳng có thể làm được chuyện gì cả”, Parmila Jain .

Bà là một trong nhiều người Ấn không thể thấy mặt chồng lần cuối, tại một quốc gia mà COVID-19 gây ra những đám hỏa táng tập thể và chuyện nầy trở nên chuyện diễn ra thường ngày.

Trong 24 giờ qua, đã có 360,960 ca nhiễm mới vốn là kỷ lục thế giới trong một ngày, khiến cho tổng số người nhiễm bệnh tại Ấn lên đến gần 18 triệu người.

Cho đến nay, đó cũng là ngày có số tử vong cao nhất với gần 3300 người, khiến cho tổng số người chết vì COVID-19 vượt quá 200 ngàn người, thế nhưng các chuyên gia tin rằng con số chính thức còn kém xa số tử vong trong thực tế.

Thế nhưng cuộc khủng hoảng lại cho thấy, cả thế giới bất chấp mọi dị biệt, đã dồn mọi khả năng để giúp đỡ.

Pakistan là một trong các nước bao gồm Úc, Trung Quốc, Ả Rập Saudi và Anh quốc, đề nghị giúp đỡ cho người dân Ấn Độ.

Ông James Cleverly thuộc Bộ Ngoại Giao Anh cho biết, họ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ấn Độ trong suốt cuộc khủng hoảng.

“Ấn Độ từ lâu là một người bạn thân thiết và luôn cộng tác với Vương quốc Anh".

"Chúng tôi chứng kiến các hình ảnh hãi hùng và những chuyện khổ đau xảy ra tại Ấn".

"Vì vậy ngoài việc hỗ trợ trong việc sản xuất oxy mà chúng tôi đã gởi đến hôm nay, chúng tôi cũng cung cấp 3 cơ sở lưu động chế tạo dưỡng khí, mỗi cái có thể sản xuất 1500 lít oxy mỗi phút".

"Việc nầy sẽ giúp Ấn Độ trong cuộc chiến chống lại coronavirus”, James Cleverly.

Người đứng đầu Hội Hồng Thập Tự Thế giới tại Nam Á là Udaya Regmi lại lạc quan, là tình hình sẽ được kiểm soát trong nay mai.

“Ấn Độ hiện trở thành một tâm điểm của đại dịch trên thế giới, thế nhưng chính phủ nầy hiện dồn mọi nỗ lực để kiểm soát tình hình".

"Chúng tôi hy vọng rất nhiều là trong một hay hai tuần lễ nữa, tình hình sẽ được kiểm soát”, Udaya Regmi.

Trong khi đó, giám đốc Tổ chức Y tế Liên Mỹ hoan nghênh quyết định của Mỹ, chia sẻ 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca chống COVID-19 với các nước khác.

Còn Tây Ban Nha cũng đề nghị, sẽ hiến tặng vắc xin thặng dư đến các nước Mỹ Châu La Tinh và Tổ chức Y tế Liên Mỹ hiện điều hợp việc phân phối.

Chỉ trong tuần qua, Tổ chức nầy báo cáo có 1,4 triệu ca nhiễm COVID-19 mới và có hơn 36 ngàn người chết do virus từ các nước trong vùng.

Giám đốc của Tổ chức là tiến sĩ Carissa Etienne cho biết, cam kết của Hoa Kỳ là một bước tiến quan trọng và bà thúc giục các nước khác hãy noi theo.

“Chúng tôi thúc giục các nước, hãy có các cam kết giúp đỡ tương tự".

"Chẳng nên để vắc xin nằm trong các kho chứa, khi chúng có thể dùng để cứu mạng".

'Tổ chức Y tế Liên Mỹ sẵn sàng và có thể nhanh chóng chuyển giao vắc xin cho các nước trong vùng, vốn bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch và hiện nay cố gắng tìm thêm vắc xin nữa”, Carissa Etienne.
"Chúng tôi cũng muốn chắc rằng, các lực sĩ tham dự phải được an toàn và họ tự chuẩn bị để bảo đảm an toàn cho chính họ, cũng như cho những người khác nữa”, Christophe Dubi.
Trong khi đó, người đứng đầu Thế Vận Hội Tokyo là bà Seiko Hashimoto cho biết, việc cho phép các khán giả trong nước được tham dự Thế Vận Hội hay không sẽ được quyết định trong tháng 6, thế nhưng Thế Vận Hội vẫn có thể tiến hành mà không có khán giả.

Được biết Tokyo, Osaka và vài khu vực khác hiện lâm vào tình trạng khẩn cấp lần thứ ba trong tuần nầy, trong lúc số tử vong do COVID-19 tại Nhật Bản đã vượt quá 10 ngàn người.

Con số nầy được xem là chấp nhận được theo căn bản toàn cầu, thế nhưng lại tệ hại hơn nếu so với các nơi khác ở Á Châu, như Đài Loan, Việt Nam Thái Lan hay Nam Hàn.

Trong khi đó, chủ tịch Ủy hội Olympic Quốc tế là ông Christophe Dubi cho biết, trong khi không có quyết định chắc chắn nào được đưa ra, thì sự an toàn của tất cả những người tham dự sẽ là ưu tiên hàng đầu.

“Những gì thúc giục chúng tôi trong mọi lúc là chắc chắn rằng, chúng tôi có thể tổ chức Thế Vận Hội an toàn cho Nhật Bản với tư cách là nước tổ chức và chắc chắn rằng, bất cứ ai tham dự Thế Vận Hội phải theo đúng các thủ tục nghiêm ngặt, những điều mà quí vị có thể tìm thấy trong các qui định vốn là kết quả của việc nầy".

"Chúng tôi cũng muốn chắc rằng, các lực sĩ tham dự phải được an toàn và họ tự chuẩn bị để bảo đảm an toàn cho chính họ, cũng như cho những người khác nữa”, Christophe Dubi.

Trong khi đó, một phúc trình mới của tổ chức Oxfam tìm thấy cuộc khủng hoảng do COVID-19, đã khiến cho giới phụ nữ trên khắp thế giới bị mất lợi tức ít nhất là 800 tỷ đô la trong năm 2020, tương đương với hơn Tổng Sản Lượng Quốc Nội Thuần GDP của 98 quốc gia.

Phúc trình cũng cho biết, trong khi phụ nữ chiếm khoảng 70 phần trăm lực lượng chăm sóc y tế và xã hội, công việc của họ rất thiết yếu nhưng thường bị trả lương thấp và lại thường gặp rủi ro cao với COVID-19.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng ngôn ngữ của quí vị, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share