Đóng góp của di dân bị quên lãng trong các cuộc biểu tình của phe cực hữu

Refugees women in Australia

Refugees women in Australia Source: SBS

Một nhóm định cư di dân hàng đầu tại Úc nói rằng vụ biểu tình của nhóm cực hữu tại St Kilda ở Melbourne hồi cuối tuần qua đã làm lu mờ những đóng góp lớn lao của di dân cho nước Úc cả về kinh tế lẫn xã hội.


Tổ chức AMES Úc châu mong muốn những đóng góp của di dân nên được nhìn nhận rõ ràng hơn trong các cuộc thảo luận về di trú.

Tổ chức AMES, được biết là Dịch vụ Giáo dục Đa văn hóa cho Người Lớn – Adult Multicultural Education Services, nói rằng thiếu sự thông cảm của người dân Úc về sự đóng góp của người tỵ nạn và di dân đến đất nước nầy.

Một lãnh vực thành công cho người tỵ nạn và di dân là tiểu thương, với các dữ kiện được công ty bảo hiểm CGU cho biết hồi năm rồi, cho thấy các doanh nghiệp của tiểu thương, dường như tạo ra công ăn việc làm cho 200 ngàn công việc mới tại Úc, trong thời gian từ 5 đến 10 năm.

Phát ngôn nhân của AMES là ông Laurie Nowell cho cuộc thảo luận của đài SBS biết rằng, những khuynh hướng chống đối và ủng hộ không phải là điều mới mẻ.

“Những cuộc tranh luận này trở nên tồi tệ và thường bị ảnh hưởng bởi những điều đang diễn ra trên phạm vi quốc tế, quí vị đều biết, mọi người đang nói về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và một phản ứng đối với toàn cầu hóa, v.v.

"Thế nhưng tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người, khi họ gặp một người di cư hoặc tị nạn đều nhận ra là, họ giống như phần còn lại của chúng ta, họ là con người, máu của họ là màu đỏ và họ cũng có những hy vọng và ước mơ cho con cái của họ”, Laurie Nowell.

Dịch vụ nầy hy vọng ấn bản có tên là, ‘Các Câu Chuyện Tỵ nạn Qua Chính Lời Của Họ’ sẽ giúp đỡ trong cuộc thảo luận về việc, làm thế nào người tỵ nạn và di dân đã giúp đỡ tích cực trong việc hình thành nước Úc, với nhiều người trong lãnh vực tiểu thương.

Phúc trình của CGU cho thấy, 1 phần 3 tiểu thương ở Úc là do các di dân điều hành, mặc dù 83 phần trăm những người nầy chưa hề điều hành một doanh nghiệp trước kia.

Các chủ doanh nghiệp nhỏ di dân cũng thành công hơn những đồng nghiệp sinh đẻ tại Úc, khi họ kiếm đến 53 phần trăm lợi tức hơn các doanh nghiệp, không phải là do di dân điều khiển.

Trong khi đó, Hội đồng Di Dân Úc châu tiên đoán rằng, các chủ doanh nghiệp nhỏ của di dân tính riêng, sẽ đóng góp 1,6 ngàn tỷ đô la cho nền kinh tế Úc vào năm 2050, với 1,4 triệu người Úc hiện làm việc cho một chủ nhân di dân.

Bà Carla Wilshire, giám đốc của Hội đồng Di Dân Úc châu cho rằng, những lợi lộc kinh tế của những di dân thường không rõ ràng.

“Có lẽ một trong những khó khăn là sự đóng góp của di dân có vẻ hoàn toàn mơ hồ, việc nầy liên quan đến một số các vai trò khác nhau trong việc trở thành một đòn bẫy quan trọng trong ý nghĩa kinh tế, thế nhưng việc đó có thể là một ý niệm trừu tượng".

"Một trong những điều mà chúng ta phải làm, là nhắc nhở là chúng ta đang nói chuyện đến những người đến Úc để đóng góp cả đời, không chỉ trong cuộc sống của họ, mà cả trong cuộc sống của con cháu họ nữa".

"Đây là sự cam kết đóng góp qua nhiều thế hệ, mà di dân đã thực hiện”, Carla Wilshire.
"Nói chung tôi sẽ trả lời là vâng, thế nhưng nó vẫn còn dai dẳng cho chúng ta khi tiếp tục lưu ý họ về những điểm chung và ngưng việc chỉ chú tâm về những điều đặc biệt, cũng như theo một cách thức gây thiệt hại qua sự khác biệt của chúng ta”, Kris Pavlidis.
Một trong những chuyện trong quyển sách của AMES, là ông Najaf Mazari.

Là một người Afghanistan thuộc bộ tộc Hazara, ông nầy học cách làm và sửa chữa các tấm thảm, vào lúc mới 12 tuổi.

Ông nầy đến Úc vào năm 2001 như một người tầm trú, để lánh nạn khỏi những vụ đàn áp của Taliban.

Mười tám năm sau, ông đứng vững trong cộng đồng chính mạch Úc, khi điều hành một doanh vụ thành công trong nhập cảng các tấm thảm, cũng như sửa chữa nữa.

Ông cho biết có nhiều di dân và người tỵ nạn có nhiều tài năng để cống hiến, nếu có cơ hội.

“Chúng ta phải cho người dân Úc biết rằng, chúng ta không đến đây để hưởng tiền thất nghiệp".

"Chúng ta muốn đóng góp thuế vụ với người dân Úc, khi tôi đến đây năm 2002, tôi bắt đầu khởi nghiệp mà chẳng biết Anh ngữ, cũng như chẳng có tiền bạc trong tay, thế nhưng ít nhất tôi có tài năng và dùng khả năng đó tại Úc".

"Tôi có thể sửa chữa và đó là lý do tại sao có lẽ mọi chuyện khá dễ dàng cho tôi và giúp tôi thêm hy vọng trong việc xây dựng doanh nghiệp”, Najaf Mazari.

Kể từ sau Thế chiến thứ nhất, có khoảng 8 triệu di dân đã định cư tại Úc, trong đó có khoảng một triệu người tỵ nạn.

Trong số các quốc gia nói tiếng Anh, nước Úc có tỷ lệ cao nhất những người sinh ra tại ngoại quốc với khoảng 26 phần trăm, so với New Zealand là 23 phần trăm, còn Canada là 22 phần trăm và Hoa kỳ 14 phần trăm, Anh quốc ít hơn với 13 phần trăm.

Bà Kris Pavlidis là Chủ tịch của Hội đồng các Cộng đồng Sắc tộc tại Victoria.

Bà cho biết, đó là quyền lợi của mọi người khi nhớ rằng, di dân luôn luôn xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại và giúp đỡ di dân hội nhập, là lợi ích của mọi người.

“Tất cả chúng ta đều có ý thức về trách nhiệm, tôi nghĩ trong việc đón chào những người mới đến và hội nhập họ, bởi vì đó là quyền lợi của mọi người trong việc định cư, của bất cứ hạng di dân nào".

"Vì vậy chúng ta đã quên việc đó rồi à?

"Nói chung tôi sẽ trả lời là vâng, thế nhưng nó vẫn còn dai dẳng cho chúng ta khi tiếp tục lưu ý họ về những điểm chung và ngưng việc chỉ chú tâm về những điều đặc biệt, cũng như theo một cách thức gây thiệt hại qua sự khác biệt của chúng ta”, Kris Pavlidis.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share