Mức lây nhiễm coronavirus tiếp tục gia tăng tại Mỹ châu và Âu Châu

U.S. President Donald Trump makes final remarks at the end of his news conference at the White House in Washington on September 23, 2020. Photo by Yuri Gripas/Pool/Sipa USA

U.S. President Donald Trump addresses the media at the White House in Washington. Source: SIPA USA

Các vụ nhiễm coronavirus hiện gia tăng đáng kể tại nhiều nơi trên thế giới, từ Hoa Kỳ đến Tây Ban Nha, rồi Pháp và Anh quốc. Hàng triệu người hiện được cảnh cáo để chuẩn bị cho một loạt các vụ giới nghiêm mới, cũng như các hạn chế khác trong cuộc sống.


Có gần 600 ngàn trẻ em tại Mỹ đã thử nghiệm dương tính với COVID-19, kể từ khi đại dịch bắt đầu, theo các con số được Học Viện Trẻ em tại Mỹ và Hiệp hội các Bệnh viện Nhi Đồng công bố.

Dữ kiện mới cũng tìm thấy có gần 76 ngàn ca nhiễm coronavirus ở trẻ em, chỉ từ ngày 3 đến 17 tháng 9 mà thôi.

Trong khi đó, Hoa Kỳ ghi nhận có hơn 200 người chết vì COVID-19.

Hiện có những quan ngại mới về việc tăng vọt các ca nhiễm bệnh tại tiểu bang Wisconsin, cùng với tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng
tại đây.

Mức gia tăng lây nhiễm được thấy trong hạng tuổi từ 18 đến 24, khi sinh viên trở lại đại học vào học kỳ mùa thu từ tháng 8 cho đến tháng chạp.

Tổng Thống Mỹ Donald Trump hiện xem xét các căn bản nghiêm khắc hơn trong việc thủ đắc vắc xin COVID-19, bất chấp các viên chức thuộc Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ nói rằng hành động như vậy có vẻ như mang tính chất chính trị.

“Hôm nay chính phủ của tôi loan báo rằng, chúng ta hiến tặng 200 triệu đô la theo Đạo luật Chăm sóc Y Tế đến 50 tiểu bang, nhằm chuẩn bị phân phối vắc xin cho các công dân bị nguy cơ cao nhất".

"Chúng ta muốn làm việc nầy ngay nếu được chấp thuận, không phải vào ngày mai mà là trong giây lát”, Donald Trump.

Cũng có các vụ nhiễm bệnh gia tăng tại Texas, Arizona và Minnesota.

Có 7 triệu trường hợp nhiễm virus được ghi nhận tại Mỹ và có 2 triệu rưỡi trường hợp được hồi phục.

Tại Phi Châu, người đứng đầu tổ chức y tế của châu lục nầy ca ngợi các quốc gia Phi Châu, về việc làm chậm lại và kiểm soát sự lây lan của COVID-19.

Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh tại Phi Châu là ông John Nkengasong cho biết, các vụ can thiệp ngay từ đầu khi đại dịch khởi phát đã giúp kiểm soát các con số lây nhiễm thấp, khi so sánh với Âu Châu và Mỹ Châu.

“Các tình huống của chúng ta, thực sự là việc can thiệp sớm mà các quốc gia đã thực hiện".

"Việc đó nhìn nhận là chúng ta đã áp dụng các biện pháp y tế công cộng một cách qui mô và liên tục”, John Nkengasong.

Phi Châu ghi nhận có 1,4 triệu ca nhiễm virus và 34 ngàn người chết, tính ra dưới 5 phần trăm các trường hợp của thế giới và số tử vong là 3,6 phần trăm.

Brazil vẫn đứng hàng thứ ba trên thế giới về tổng số ca nhiễm coronavirus.

Các nhà sản xuất vắc xin hiện dồn mọi nỗ lực tại Sao Paulo, được xem là tiểu bang đông dân nhất Brazil.

Thống Đốc tiểu bang là ông Joao Doria nói rằng, dường như tiểu bang nầy sẽ bắt đầu việc chủng ngừa dân chúng với vắc xin chống COVID-19, khi họ được bật đèn xanh.

“Lô vắc xin đầu tiên sẽ là 5 triệu liều Coronavac, được tiêm chủng tại Sao Paulo".

"Hiện chúng đã đến các phòng thí nghiệm địa phương tại Butanatan vào tháng 10".

"Chúng ta cũng phải chờ đợi cho đến cuối giai đoạn 3, là giai đoạn cuối cùng của cuộc thử nghiệm cùng kết quả của nó".

"Ngoài ra còn có việc chấp thuận từ nhà cầm quyền y tế là Anvisa, thế nhưng vào giữa tháng chạp, chúng ta có thể bắt đầu việc tiêm chủng”, Joao Doria.

Tiểu bang có một hợp đồng với nhà sản xuất vắc xin Sinovac, để giao 60 triệu liều thuốc chủng vào cuối tháng 2, mà ông Doria cho rằng sẽ đủ để chủng ngừa toàn thể dân số của tiểu bang nầy.

Được biết Sao Paulo hiện ở giai đoạn 3 của cuộc thử nghiệm vắc xin, do Viện Butantan của tiểu bang đảm trách, được xem là một trung tâm nghiên cứu sinh hóa học hàng đầu.
“Các biện pháp sẽ có hiệu lực bắt đầu vào thứ bảy và sau khi xác nhận với các viên chức quận và địa phương, sẽ thực hiện như sau: giảm bớt con số người tụ tập xuống 1 ngàn người với điều kiện các thủ tục y tế được tôn trọng nghiêm ngặt, ngăn cản các sự kiện đông đảo, bao gồm các lễ hội địa phương hay các bữa tiệc của học sinh, ngăn cấm việc tụ tập hơn 10 người tại những nơi công cộng, bao gồm bãi biển hay công viên”, Olivier Veran.
Tại Anh quốc, một trong những trạm xe lửa lớn nhất Luân Đôn là tâm điểm của một nỗ lực mới về kỹ thuật nhắm vào coronavirus.

Trạm quốc tế Saint Pancras hiện cố gắng vãn hồi niềm tin của khách hàng về sự an toàn tại trung tâm đi lại, khi sử dụng robot có thể giết chết một trăm phần trăm vi trùng trên mặt đất hay trong không khí.

Người đứng đầu trạm là ông Jay Newton cho rằng, robot sử dụng ánh sáng cực tím để quét qua một khu vực rộng lớn mà không cần các hóa chất tẫy trùng.

“Vì vậy các robot hoạt động bằng cách di chuyển vào một phòng và tự động vẽ bản đồ của căn phòng, rồi đặt ra lộ trình chung quanh phòng, nhằm dọn dẹp sạch sẽ nhất".

"Đó cũng là con đường nhanh chóng và hữu hiệu, để tẩy trùng căn phòng hay khu vực tại đó”, Jay Newton.

Việc nầy diễn ra khi Thủ Tướng Boris Johnson thúc giục mọi người hãy làm việc từ nhà lần nữa nếu có thể và ra lệnh cho các nhà hàng và quán rượu đóng cửa sớm.

Trong khi đó, có ít nhất 6,178 trường hợp nhiễm COVID-19 mới tại Anh quốc, trong 24 giờ qua, được xem là con số cao nhất hàng ngày được báo cáo trong gần 5 tháng qua.

Tại Cộng Hòa Tiệp, các bệnh viện bắt đầu đông nghẹt trở lại và nhà cầm quyền hiện cố gắng để theo kịp với nhu cầu.

Các phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Tổng quát ở Prague, nơi bác sĩ trưởng là ông Martin Balik làm việc, cho biết bệnh viện đạt mức 70 khả năng tiếp nhận trong tuần nầy.

Bác sĩ Balik hiện quan ngại về hoạt động của bệnh viện,khi các nhân viên yêu cầu có giờ nghỉ để chăm sóc cho con cái họ, do trường học đóng cửa.

Tại những nơi khác, việc chiến đấu chống lại ca ca nhiễm virus tiếp tục gia tăng tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, với 3 ngàn ca nhiễm mới chỉ trong 24 giờ qua.

Nhà cầm quyền tại các địa phương hiện yêu cầu chính phủ trung ương, khẩn cấp gởi quân đội và cảnh sát đến, để hỗ trợ cho việc thử nghiệm và tẩy trùng.

Tại Pháp vào cuối tuần nầy, các quán rượu và nhà hàng tại Marseille sẽ bị đóng cửa.

Thành phố nầy nay được mệnh danh là ‘khu vực báo động tối đa’, tương tự như lãnh thổ hải ngoại của Pháp là Gaudeloupe.

Bộ Trưởng Y tế Pháp là ông Olivier Veran cho biết, mặc dù các biện pháp gắt gao, thế nhưng lại rất cần thiết.

“Các biện pháp sẽ có hiệu lực bắt đầu vào thứ bảy và sau khi xác nhận với các viên chức quận và địa phương, sẽ thực hiện như sau: giảm bớt con số người tụ tập xuống 1 ngàn người với điều kiện các thủ tục y tế được tôn trọng nghiêm ngặt, ngăn cản các sự kiện đông đảo, bao gồm các lễ hội địa phương hay các bữa tiệc của học sinh, ngăn cấm việc tụ tập hơn 10 người tại những nơi công cộng, bao gồm bãi biển hay công viên”, Olivier Veran.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share