Các cuộc đào xới mới cho thấy lịch sử Thổ dân Úc sớm hơn 20 ngàn năm

Ông Chris Clarson với nhân viên kiểm lâm Thổ dân Djurrubu

Ông Chris Clarson với nhân viên kiểm lâm Thổ dân Djurrubu Source: Supplied

Một cuộc đào xới khảo cổ gần công viên quốc gia Kakadu thuộc lãnh thổ Bắc Úc tiết lộ con người đã đến Úc sớm hơn khoảng 20 ngàn năm so với dự đoán trước đây.


Các nhà khảo cứu tại địa điểm Madjedbebe thuộc vùng đất truyền thống của sắc tộc Mirarr chứng tỏ có nhiều bằng chứng mới cho thấy con người đã có mặt tại khu vực nầy hơn 70 ngàn năm trước.

Tại một địa điểm cách 300 kí lô mét về phía đông của thành phố Darwin thuộc lãnh thổ Bắc Úc, các nhà khảo cổ và những tình nguyện viên địa phương đã tái hiện một thời gian mà các con kangaroo khỗng lồ và những con wombat nay đã bị biến mất, lúc đó chúng đã từng chạy đuổi theo nhau ở vùng đất nầy.

Địa điểm mà các nhà khảo cổ hết sức phấn khởi khi tìm kiếm, được bao quanh bởi công viên quốc gia Kakadu, vốn là một hạng mục được liệt kê thuộc di sản thế giới.

Nhà khảo cổ Peter Hiscock cho biết vùng đất trân quí nầy, đã giúp họ khám phá các phân nhánh của cuộc sống con người trên thế giới.

"Quả là một khám phá hết sức kỳ diệu, những gì chúng tôi tìm được hiện nay là một bằng chứng tuyệt hảo của con người đầu tiên đến Úc".

"Vì vậy, đây thực sự là bằng chứng tốt nhất đối với chúng tôi và tôi nghĩ việc nầy thực sự xác định thời gian rất gần với những người đầu tiên".

"Nhờ vậy chúng tôi biết khi nào con người đến Úc và đó là một câu hỏi quan trọng trên toàn thế giới".

"Nó cho chúng ta biết về tình trạng sinh sống tại Úc, như một phần trong việc phân bố con người ra khỏi lục địa Phi châu ", ông Peter Hoscock.

Cuộc nghiên cứu là một sự kiện đáng kể  trên thế giới trong việc tìm ra sự biến chuyển của con người, từ Phi châu băng qua Nam Á.

Giáo sư Hiscock cho biết, việc ước lượng dựa trên các cuộc đào xới trước đây, đã đặt cuộc sống con người trong khoảng thời gian khoảng 47 ngàn đến 50 ngàn năm trước.
"Chúng tôi bắt được mẫu vật nầy bằng cách đo đạc ánh sáng, cùng sự phát quang mà nó tiết ra. Bằng cách hiểu biết lượng ánh sáng và mức phóng xạ mà nó bị nhiễm trong phần trầm tích, chúng tôi có thể định được tuổi của nó", giáo sư Zenobia Jacobs.
Thế nhưng ông nói rằng bằng chứng mới tìm thấy, xác nhận hoạt động của con người ít nhất là 65 ngàn năm trước.

"Các kỹ thuật đo đạc ngày tháng nầy hết sức phức tạp, rất đúng nhưng lại không chính xác lắm".

"Vì vậy chúng tôi có thể nói rằng, chúng tôi nhìn lại khoảng thời gian có lẽ từ 59 đến 60 ngàn năm trước và khoảng 70 ngàn  năm về trước, chúng tôi biết con người đến đây vào thời ấy, thế nhưng tìm cách biết được chắc chắn một thiên niên kỷ đặc biệt nào đó, quả là một đòi hỏi quá nhiều", giáo sư Peter Hiscock.

Việc đào xới được thực hiện tại một thềm đá của công viên quốc gia thuộc vùng đặc quyền Thổ dân, vốn là kết quả của việc cho thuê khu mỏ uranium hồi năm 1982.

Cho đến năm 2014, một khế ước thuê mướn của công ty Tài nguyên Năng lượng Úc hay Energy Resources of Australia, vốn là một chi ngánh của tổ hợp RioTinto, cộng tác với một công ty Thổ dân có tên là Gundjehlmi, đã cho phép việc đi vào và thực hiện cuộc khảo sát.

Các nhà khảo cổ học thuộc đại học Queensland và đại học Wollongong đã có mặt tại địa điểm.

Người đứng đầu cuộc đào xới thuộc đại học Queensland là phụ tá giáo sư Chris Clarkson cho biết, toán của ông đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát thú vị.

"Chúng tôi tim thấy nguyên trạng, những gì mà chúng tôi nghĩ là một chiếc rìu bằng đá có rảnh, thuộc thời đại băng hà và mẫu vật nầy thực sự rất là hiếm quí".

"Nó giống như một đường rảnh ở đây và cũng có thể là một vệt màu đất son ở đây, vốn có liên hệ đến việc chặt chém rồi tạo ra nhiều nhựa cây còn sót lại", giáo sư Chris Clarkson.

Cuộc đào xới cho thấy các bằng chứng về một nơi đốt lửa trại, nơi mọi người sáng tác các mẫu vật nghệ thuật và xử dụng các dụng cụ vốn không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới .

Các nhà khảo cổ cũng xem xét các mẫu cát trầm tích, do việc đào sâu xuống lòng đất.

Một thành viên khác của toán, giáo sư Zenobia Jacobs,  thuộc đại học Wollongong cho biết về cuộc phân tích mẫu vật trầm tích cát, tiết lộ được những gì.

"Chúng tôi bắt được mẫu vật nầy bằng cách đo đạc ánh sáng, cùng sự phát quang mà nó tiết ra".

"Bằng cách hiểu biết lượng ánh sáng và mức phóng xạ mà nó bị nhiễm trong phần trầm tích, chúng tôi có thể định được tuổi của nó", giáo sư Zenobia Jacobs.  
 
Việc khám phá đã tăng cường cho nhu cầu việc bảo vệ địa điểm nói trên, cũng như nhấn mạnh về tầm quan trọng của các thỏa hiệp giữa các chủ đất truyền thống, những người thuê mướn đất và các toán khảo cứu.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share