Người Mỹ gốc Á làm gì để đối phó với tình trạng kỳ thị họ gia tăng đáng ngại tại Hoa kỳ?

People in Washington DC participate in a Stop Asian Hate rally and vigil on 17 March 2021.

People in Washington DC participate in a Stop Asian Hate rally and vigil on 17 March 2021. Source: AAP

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: “Rất nhiều cửa tiệm người VIệt ở một số thành phố tại Hoa kỳ lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Mỗi khi có biểu tình hoặc về đêm này kia, không biết chừng nào đến phần của mình... Rất nhiều người di dân mới sang hoặc sang lâu mà sống khá cô lập nên không rành tiếng Anh, không biết gọi báo động ở đâu. Do đó gặp nhiều thiệt hại và thiệt thòi hơn…”


Các vụ kỳ thị và hành hung vì thù ghét nhắm vào những người Mỹ gốc Á tại Hoa kỳ đang gia tăng đến mức báo động.
 
Mới đây nhất là một vụ tấn công hôm 29/3/2021, trong đó một người cao niên gốc Á, 65 tuổi, đã bị một kẻ vô gia cư đấm đá gây thương tích nghiêm trọng trước một  khu chung cư ở New York.
 
Điều đáng nói là từ khi vụ tấn công diễn ra cho đến khi thủ phạm thản nhiên bỏ đi, những người chung quanh chỉ đứng nhìn, không can thiệp, trong khi hai nhân viên bảo vệ của chung cư vừa kể cũng không giúp đỡ người phụ nữ này.  
 
Vụ tấn công hôm 29/3 này chỉ  là một trong một loạt các vụ tấn công hoặc có hành vi lời nói miệt thị nhắm vào người Mỹ gốc Á bị cho là gia tăng đang kể từ năm ngoái và đã lên đến mức báo động hồi gần đây tại Hoa kỳ. Vụ tấn công hôm 29/3  cũng chỉ xảy ra vài tuần sau một vụ xả súng hàng loạt ở Atlanta khiến 8 người chết, trong số có đến 6 người là phụ nữ gốc Á.
 
Nạn nhân cuả những vụ tấn công gần đây cũng có cả người Việt, đơn cử như cụ ông Ngọc Phạm, 83 tuổi.
 
Theo đài VOA, ông Ngọc Phạm là một trong hai nạn nhân gốc Á bị hành hung cùng một lúc hôm 17/3/2021 trên một con đường nhộn nhịp tại thành phố San Francisco.  
 
Ông Ngọc Phạm từng là một viên Cảnh sát đặc biệt dưới thời Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975, và đã qua Mỹ theo diện HO năm 1993 sau khi bị nhà cầm quyền Việt Nam đưa vào  trại cải tạo suốt 17 năm.
 
Trước tình hình vừa kể, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã đề ra nhiều biện pháp đối phó với làn sóng kỳ thị người gốc Á.
 
Trong số các biện pháp này có việc đào tạo lực lượng hành pháp biết cách nhận diện và báo cáo những hành động kỳ thị; mở thư viện online để mọi người có thể tìm hiểu về lịch sử và đóng góp của các cộng đồng người gốc Á và tài trợ cho các nghiên cứu để tìm cách giải quyết tình trạng kỳ thị đối với các động đồng này…
 
Trong khi đó, các cộng đồng gốc Á nói chung và Cộng đồng người Việt nói riêng cũng đã có những phản ứng mạnh mẽ, từ việc biểu tình tuần hành đến việc ra bản tuyên bố chống đối tình trạng kỳ thị người Mỹ gốc Á với sự tham gia của mọi thành phần người Mỹ gốc Việt, từ các nhà lập pháp đương nhiệm hoặc về hưu, đến các tổ chức hội đoàn, cộng đồng và cả giới trẻ.
 
Tuy nhiên Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tổ chức , cho rằng tình trạng kỳ thị người Mỹ gốc Á đã âm ỉ từ bao lâu này và những phản ứng vừa kể chưa đủ để có thể dập tắt vấn nạn này.
 
Và đó là lý do mà (gọi tắt là NCAPA), tạm dịch là Mạng lưới của những Tổ chức toàn quốc người Mỹ gốc Á, mà BPSOS là thành viên, đã có rất nhiều sáng kiến và hoạt động trên toàn nước Mỹ với hy vọng có thể góp phần hữu hiệu trong việc ngăn chặn tình trạng này.
 
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết chi tiết về những sáng kiến và hoạt động vừa kể trong phần phỏng vấn đầu trang.


Share