Nữ khoa học gia Úc phát triển rô-bốt cho các sứ mệnh không gian

Liesl Yearsley with her team at Akin.

Liesl Yearsley with her team at Akin. Source: SBS Sandra Fulloon

Liesl Yearsley có thể đang thay đổi thế giới với công nghệ trí tuệ nhân tạo xây dựng cho NASA, thế nhưng trong tư cách là một nữ khoa học gia, một doanh nhân, cô vẫn đang chật vật để tìm nguồn vốn đầu tư.


“Tôi rất muốn là trong vòng năm năm tới chúng ta sẽ có những rô-bốt có tri giác trên Mặt Trăng và sao Hỏa."
Ngoài vũ trụ, chúng ta có một cơ hội tuyệt vời để xây dựng một xã hội mới ngay từ đầu, nơi con người và trí tuệ nhân tạo làm việc với nhau.
Liesl Yearsley là một người có tầm nhìn xa. Tham vọng của cô là được nhìn thấy một xã hội được cải thiện mạnh mẽ bằng việc sử dụng rô-bốt và trí tuệ nhân tạo (tức AI).

Không chỉ có tầm nhìn, cô còn rất thực tế.

Liesl là đồng sáng lập công ty trí tuệ nhân tạo Akin.

Tại xưởng sản xuất của cô ở Sydney, những lập trình viên trẻ đang miệt mài xây dựng một rô-bốt mới, là sản phẩm đầu tiên trong nhóm 3 rô-bốt, mà một ngày có thể trợ giúp các phi hành gia trong các chuyến thám hiểm vũ trụ.

“Nhóm của chúng tôi hiện nay đang xây dựng các hệ thống trí tuệ nhân tạo cho môi trường ngoài vũ trụ, và chúng tôi đang xây dựng các hệ thống này cho Phòng thí nghiệm Lực đẩy Phản lực của NASA. Đó là một dự án quan trọng thực hiện tại Úc, được sản xuất ngay tại đây, nhưng chúng tôi đang vận chuyển đến Mỹ để hỗ trợ NASA và các sứ mệnh đi từ Mặt trăng đến sao Hỏa của họ.”

Những rô-bốt này, với chi phí sản xuất 2 tỷ đô mỗi sản phẩm, dự kiến sẽ xuất xưởng vào năm sau, bất chấp những gián đoạn từ đại dịch COVID-19.

Đó sẽ là một thành công lớn đối với Liesl, thế nhưng chặng đường cô đã đi qua để đến ngày hôm nay là một hành trình đây gai góc.

Liesl Yearsley sinh ra tại Zambia, có gốc Hà Lan và Pháp.

Khi cô còn nhỏ, gia đình cô đã phải chạy thoát khỏi cảnh bạo lực ngày càng khốc liệt ở đất nước này, đi tị nạn.

Họ tái định cư ở Zimbabwe, nhưng lại một lần nữa bị bao vây trong hỗn loạn.

Chính phủ mới giành được độc lập của Zimbabwe thiết lập một chương trình cải cách đất đai gây tranh cãi, dẫn đến bạo lực gia tăng.

“Tôi nhớ khi mình còn là một đứa bé, bị đưa đến trang trại, và họ dí một khẩu súng vào tay tôi, vào tay cha và mẹ tôi nữa.  Và họ nói rằng, thấy con bù nhìn đó không, chúng ngồi ở khu vực này. Chúng có thể tấn công chúng ta một ngày nào đó và cháu có thể sẽ là người sống sót duy nhất, háu sẽ phải bắn chết nó. Và tôi nhớ khẩu súng trong tay tôi phát nổ “bam”, và tôi đã vô cùng sốc. Tôi lúc đó chỉ là một đứa trẻ gầy gò.”

Gia đình của Liesl một lần nữa phải di tản, lần này đi tới Johannesburg ở Nam Phi cuối thập niên 1980s.

Từ những trải nghiệm ban đầu khiến cô choáng ngợp, Liesl nói rằng, chính nó đã giúp cô tìm ra sức mạnh nội lực để dấn thân và tạo ra dấu ấn trong các lĩnh vực mà hầu như do nam giới thống trị.

“Lúc đó tôi nghĩ rằng đó là cách mọi người sống. Tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể xử lý một khẩu súng khi họ mới sáu tuổi. Nhìn lại tôi thấy biết ơn sâu sắc. Điều mà nó mang lại cho tôi đó là cảm giác tràn đầy sức sống mỗi ngày. Một điều nữa đó là:
Tôi biết có rất nhiều nhà doanh nghiệp từng là người tị nạn từ những nơi bị chiến tranh tàn phá - sau những trải nghiệm đó, bạn nhìn vào rủi ro và bạn không hề sợ hãi.
Tại Úc, phụ nữ chỉ chiếm 29 phần trăm trong số những người làm việc trong ngành STEM, bao gồm các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học.

Ngay khi mới bắt đầu, giới tính đã là một trở ngại đối với Liesl.

“Tôi đã là một lập trình viên kể từ lúc 12 hay 13 tuổi. Tôi cố gắng đăng ký vào ngành khoa học vi tính. Và người trưởng khoa nói với tôi rằng, em nhìn xung quanh đi, không có nữ sinh nào hết. Em có thể đăng ký nếu muốn. Và tôi có nộp hồ sơ và bị từ chối, mặc dù tất cả các môn của tôi đều đạt điểm A.”

Bị đẩy ra khỏi hệ thống, Liesl chọn học ngành y dược trong vài năm, nhưng cuối cùng phải bỏ dở chừng vì không thể chi trả nổi tiền học phí.

Cuối cùng cô vẫn lấy được cho mình một tấm bằng, và làm việc vào buổi đêm.

Cô di cư đến Úc vào năm 1997, cùng với hai con nhỏ. Và trước thời điểm đó, cô đã vận hành doanh nghiệp riêng của mình, là chủ nhân của chuỗi cơ sở giáo dục trên khắp Phi Châu, được gọi là Top Tots.

Vào năm 2005, cô gây dựng một công ty về công cụ tìm kiếm mà sau đó đã bán cho gã khổng lồ máy tính IBM.

Doanh nghiệp thứ ba của cô là một công ty về A-I, Akin.

Tuy nhiên bất chấp những thành công trong kinh doanh, Liesl nhận thấy rằng là một nữ doanh nhân, tìm kiếm vốn đầu tư mạo hiểm vẫn vô cùng khó khăn.

“Chúng tôi vốn đã có một khoảng thời gian khó khăn trước COVID. Theo thống kê, phụ nữ huy động được 2.8% trong tổng số vốn đầu tư mạo hiểm. Điều đó có nghĩa là tôi - mặc dù có ba công ty thành công - thì tôi vẫn ở phía ngoài, đứng sau 50 người đàn ông khác, những người có cùng cấp độ với tôi. Vì vậy, chúng tôi thực sự đang thiếu rất nhiều nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.”

Phần lớn nguồn đầu tư vào doanh nghiệp của Liesl đến từ Hoa Kỳ, nơi mà theo cô, nhìn nhận cô trước hết trong tư cách của một nhà công nghệ, và kế đến là một phụ nữ.

Và mặc dù đã có những kết nối chặt chẽ với NASA, tham vọng của cô không chỉ nằm trên không gian vũ trụ, mà giá trị Akin mang lại không chỉ giới hạn trong những chú rô-bốt không gian.

“Công ty mà tôi đang điều hành, Akin, thực chất là một công ty công ích. Bản chất của những gì chúng tôi làm là có một tác động tích cực lên xã hội."
Hiện tại, chúng tôi đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực người khuyết tật, giúp mang lại cho mọi người sự lựa chọn cách mà họ muốn vận hành cuộc sống của họ, với sự hỗ trợ của rô-bốt và các thiết bị trợ giúp.
Trong số những nhân vật trong loạt phóng sự “nhân tố tạo sự thay đổi” của SBSb, Liesel Yearsley là người có tầm nhìn vượt quá những nhu cầu cộng đồng trực hệ.

Thay đổi trong loạt phim này của đài SBS, tầm nhìn của Liesl Yearsley vượt ra ngoài nhu cầu trước mắt của cộng đồng. Cô đang xây dựng để hướng đến một xã hội trong tương lai, một xã hội rất khác so với hiện tại.

“Chúng ta đang ở một bước ngoặt trong lịch sử nhân loại. Tôi đã làm việc trong lĩnh vực này trong một thời gian dài và tôi chắc chắn rằng trong vòng 20 năm tới, chúng ta sẽ có một sự kiện cá biệt. Điều tôi muốn nói đến đó là, máy móc sẽ trở nên thông minh hơn. Chúng tôi đã xây dựng hướng đến một bước ngoặt, nơi mà máy móc làm việc trong mối hợp tác chặt chẽ với chúng ta theo một cách có sự đồng cảm.”

Xem thêm:

Share