Nuôi con ở Úc: Nhân năm Dần bàn về hình tượng "mẹ Cọp" hà khắc

Thạc sĩ Hà Trang (trái) và tiến sĩ Hồng Vân (phải) chia sẻ về phương pháp giáo dục kiểu mẹ Cọp

Thạc sĩ Hà Trang (trái) và tiến sĩ Hồng Vân (phải) chia sẻ về phương pháp giáo dục kiểu mẹ Cọp Source: Hong Van, Ha Trang

Người Việt Nam hay ví những bà mẹ dữ tợn, nghiêm khắc với ‘cọp’. Nhưng nhiều cha mẹ cho rằng 'hùm dữ không ăn thịt con", cha mẹ phải dữ thì con mới nên người. Hai khách mời, một bà mẹ tuổi Dần, một bà mẹ định hướng nhưng không kiểm soát, đồng hành nhưng không độc đoán, cùng tranh luận mẹ cọp hay mẹ gà sẽ tốt hơn?


Trong số đặc biệt của Nuôi con ở Úc, nhân dịp đầu xuân Nhâm Dần- năm con hổ, SBS mời quý thính giả cùng suy ngẫm về hình tượng 'tiger mom', mẹ cọp, một phong cách nuôi dạy con cái rất phổ biến ở xã hội Đông Phương, trong đó có nhiều gia đình Việt.

Khách mời Nuôi con ở Úc tuần này là tiến sĩ Hồng Vân, hiện phụ trách tiết mục 'Cùng giữ tiếng Việt' trên đài SBS, và thạc sĩ Hà Trang- tốt nghiệp đại học Bắc Kinh và có khoảng thời gian nhiều năm sống ở Trung Quốc- nơi mà người ta coi là cái nôi của 'mẹ cọp'. Hai chị cũng là hai người mẹ, đang nỗ lực trong hành trình đồng hành cùng con trưởng thành.


Năm 2011, Amy Chua – một giáo sư người Mỹ gốc Hoa đã cho ra đời cuốn Hồi ký mang tên “Khúc chiến ca của mẹ Hổ” kể về con đường nuôi dưỡng hai con thành tài của bà. Bằng cách dạy con hà khắc, Amy Chua đã “đào tạo” cô con gái lớn trở thành một thần đồng piano, còn cô em gái thành một nghệ sĩ violin tài năng. Sophia con gái đầu của Amy Chua đã đồ liền một lúc hai trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ là Havard và Yale.

Theo phương pháp của một “mẹ hổ”, trẻ phải tuân theo những kỷ luật thép, không được xem tivi, chơi điện tử, tham gia các hoạt động vui chơi tại trường, tụ tập với bạn bè… để đứng đầu trong tất cả các môn học tại trường (trừ môn thể dục và kịch).

Ngược lại chúng sẽ phải gánh chịu những hình phạt nặng nề bao gồm cả ngôn ngữ khiếm nhã mắng mỏ con, đánh đòn và bị cấm ăn uống… Đây là một hình thức cố gắng định hình con cái bằng cách kiểm soát và áp đặt con trên những chuẩn mực của mẹ.

Sau khi cuốn Hồi ký của Amy Chua xuất bản, một làn sóng tranh luận dữ dội trong các bậc phụ huynh phương Tây đã nổ ra. Bản dịch của cuốn hồi ký cũng đã khởi nguồn rất nhiều tranh luận sôi nổi tại Trung Quốc. Đặc biệt, mọi người tranh cãi nhiều về tính hiệu quả và sự tàn ác của phương pháp này. Song trong số gần 1.800 người tham gia một khảo sát trên mạng được do Trung tâm nghiên cứu Thanh niên Trung Quốc thực hiện thì có đến 95% cho biết họ có biết những bà mẹ dạy con nghiêm khắc như vậy.

Cha mẹ Châu Á rất coi trọng việc trọng của con, có những người coi trọng đến mức dồn áp lực lên coi, đối xử với con một cách khắc nghiệt, yêu cầu con cái phải ngoan – nghe lời mình một cách tuyệt đối, bao bọc con thái quá, thiếu kiên nhân và hay chỉ trích.
Nghĩ đến hình tượng người thợ mộc hay người làm vườn. Bạn muốn đục đẽo con theo ý mình muốn hay vun vén, chăm sóc và nuôi dưỡng chúng.
Nghĩ đến hình tượng người thợ mộc hay người làm vườn. Bạn muốn đục đẽo con theo ý mình muốn hay vun vén, chăm sóc và nuôi dưỡng chúng. Source: TS Hồng Vân cùng gia đình
Khác với mẹ cọp- rất kiểm soát thì có một phong cách nuôi dạy con kiểu mẹ gà – tạm dịch từ ‘free range chicken’, cách mẹ Tây thường nuôi con theo kiểu chăn thả tự do, chú trọng sự trải nghiệm, tính độc lập, tôn trọng quyền tự quyết, và tính tự do không.

Thuật ngữ này được bắt đầu từ Lenore Skenazy – một nhà báo – người phụ trách một chuyên mục của tờ New York Sun, khi cô kể lại câu chuyện đã để con trai 9 tuổi tự tìm đường về nhà trên tàu điện ngầm ở thành phố New York.

Theo Lenore Skenazy thì trẻ nhỏ ngày càng bị theo dõi và quản thúc nhiều hơn. Bố mẹ tham gia quá nhiều vào các quyết định của con cái và ngày càng sợ hãi rủi ro. Sau đó bà lập ra một nhóm Let Grows để tìm hiểu, nghiên cứu và đồng thời duy trì các khóa học “tìm đến sự tự do” cho trẻ nhỏ. Trước đây theo một nghiên cứu của Anh trẻ nhỏ 9 tuổi đã được ra ngoài mà không cần sự giám sát của bố mẹ, tuy nhiên giờ đây số tuổi trung bình ấy là 11. Bà cho rằng đây là một sự thụt lùi của một thế hệ.

Thực tế, thuật ngữ này để nhấn mạnh đến sự tự do của trẻ nhỏ, khả năng tự giải quyết vấn đề và làm quen cũng như thích nghi với những rủi ro mà xã hội có thể đem lại.
"Tuy nhiên, định hướng không có nghĩa là kiểm soát, đồng hành không có nghĩa là độc đoán, trẻ nhỏ cần có tự do của trẻ nhỏ, chúng cần được lắng nghe, tôn trọng"
"Tuy nhiên, định hướng không có nghĩa là kiểm soát, đồng hành không có nghĩa là độc đoán, trẻ nhỏ cần có tự do của trẻ nhỏ, chúng cần được lắng nghe, tôn trọng" Source: Ha Trang
Đối lập với phương thức mẹ hổ, không phải là “mẹ gà” mà là “mẹ sói”. “Mẹ sói phương Tây” là cụm từ dùng để chỉ phương pháp dạy con chú trọng đến việc để trẻ tự khám phá bản thân thông qua khám phá thiên nhiên cà các hoạt động trải nghiệm. Đối lập với phương pháp “mẹ hổ”, “mẹ sói” có những tiêu chuẩn rõ ràng cho con, đối xử với con như một người trưởng thành. Cha mẹ sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật khi cần thiết, luôn khuyến khích sự tự lập, công bằng, tôn trọng về quyền lợi của cả hai bên.

Ở lối dạy con này, cha mẹ sẽ động viên ngay cả khi con có những điểm chưa tốt, cân nhắc lựa chọn từ ngữ để tránh làm đứa trẻ bị tổn thương. Phụ huynh luôn khuyến khích con khám phá cái mới, dạy cho trẻ cách chào đón thất bại, đưa ra chỉ dẫn theo từng bước nhỏ đến con đi đúng hướng. Là một đặc tính của lối dạy con dân chủ, cha mẹ phương Tây nhấn mạnh tính công bằng trong giao tiếp, cởi mở thể hiện tình cảm với con cái kể cả khi chúng lớn. Những điều trên sẽ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng, an toàn và tin tưởng hơn.

Hầu hết cha mẹ Châu Á, đặc biệt Việt Nam và Trung Quốc thường hay có tư duy nuôi dạy con hà khắc như cọp? Lý do vì sao? Các hình thức mẹ cọp, mẹ gà, mẹ sói có ưu và khuyết điểm gì để chúng ta học hỏi?

Mời quý thính giả nhấn vào audio để nghe phỏng vấn với khách mời.

Share