Nuôi con ở Úc: Thời điểm nào thích hợp nhất để con sống tự lập?

A new survey reveals that more than 50 per cent of parents admit they 'can't wait' for their children to fly the nest.

A new survey reveals that more than 50 per cent of parents admit they 'can't wait' for their children to fly the nest. Source: Getty Images stock

Tự lập chưa bao giờ là điều dễ dàng, ngay cả với những người được cha mẹ rèn luyện từ nhỏ. Nhưng con cái không thể mãi sống phụ thuộc. Đến một lúc nào đó con sẽ phải tạo dựng cuộc sống riêng. Vậy đó là thời điểm nào và cha mẹ Việt ở Úc làm thế nào để giúp con ra riêng thuận lợi?


Nhiều gia đình người Việt ở Úc có con đã trưởng thành nhưng vẫn ở chung với cha mẹ vì lý do tài chính hoặc một số lý do khác. Bên cạnh đó, không ít phụ huynh xem việc con ra ở riêng như một cơ hội để con trải nghiệm. Bởi nếu cha mẹ cứ bảo bọc thì không biết bao giờ con mới trưởng thành.

Một vài phụ huynh đã chia sẻ với SBS Việt ngữ về thời điểm nào thích hợp nhất để con ra ngoài sống tự lập. 

Muốn con sống tự lập nhưng lo ngại con chưa sẵn sàng

Chị Phượng từ Sydney có con gái lớn năm nay 21 tuổi, vẫn còn sống chung với mẹ. Chị nói rằng ở cùng độ tuổi này thì con có vẻ trưởng thành hơn so với chị hồi trước. Thế nhưng khi được hỏi về thời điểm cho con ra ngoài sống tự lập, chị nói rằng vẫn chưa đến lúc.

Thực sự chị Phượng cũng muốn con ra ở riêng, nhưng hiện chị vẫn chưa chắc chắn về khả năng con thành đạt và vững vàng trong cuộc sống khi xa gia đình. Chị nói rằng khó khăn lớn nhất là về tiền bạc, vì con của chị còn học đại học và chỉ làm việc bán thời gian. 

"Đi ra ngoài thì phi tr tin mưn nhà tin đin tin nưc tt c các th đu phi t lo hết, mà nếu đi làm bán thi gian thì không th nào trang tri ni" - chị Phượng nói. 

Về phía con gái, chị Phượng nói rằng con vẫn chưa muốn ra ở riêng vì con có tình cảm khắng khít với mẹ và em, đồng thời con được mẹ lo cho tất cả chi phí trong cuộc sống.

Một phụ huynh khác có câu chuyện tương tự là chị Ngọc từ Melbourne. Chị có hai con đang trong độ tuổi đôi mươi. Con gái lớn đã trải qua mấy năm xa nhà học đại học và vừa trở về với mẹ, còn con trai nhỏ đang là sinh viên. Cả hai con của chị đang ở cùng với gia đình.

Chị Ngọc cũng nhận định rằng nên cho con ra ở riêng để con trải nghiệm và trưởng thành hơn. Nếu con gặp khó khăn thì có thể quay về bất cứ lúc nào.

Thời điểm nào thích hợp nhất để con ra ngoài sống tự lập?

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng khi con tốt nghiệp đại học và làm việc toàn thời gian, khi con đã đủ kiến thức và thể lực thì sẽ có thể ra ngoài sống tự lập, và phụ huynh cũng khuyến khích việc đó chứ không ngăn cản con.

Chị Phượng cho biết:

“Mỗi gia đình mt hoàn cnh riêng, nếu như gia đình có điu kin kinh tế, con va đ tui và có vic làm toàn thi gian thì con có th sn sàng ra ngoài riêng. Còn nếu không có điu kin kinh tế hoc là chưa có công vic ổn định thì không thể nào trả nổi các chi phí khi ra riêng.”

“Mình nghĩ theo văn hóa ca người Việt, con nên hc đi hc xong thì mi ra riêng thì an toàn hơn. Các gia đình khác có th theo xu hưng phương Tây, đ18 tui con ra riêng cũng đưc. Nhưng mình nghĩ theo ngưi Vit thì sau đi hc con hãy ra riêng, vì lúc đó con đã vng vàng, đ lông đ cánh đ bay.” - chị Ngọc chia sẻ.

Tuy nhiên một vấn đề được đặt ra là nếu cha mẹ cứ lo ngại mà không cho con ra ở riêng, cứ bảo bọc thì con sẽ hài lòng với hiện tại mà không nỗ lực tự lập. Chị Phượng không nghĩ như thế, vì cho rằng đến một độ tuổi nào đó con sẽ có bạn đời, có công ăn việc làm ổn định, khi đó con sẽ muốn dọn ra ngoài.

Cha m nào cũng mun con hnh phúc

Anh Sơ Trung là một người cha có con gái lúc 18 tuổi đã quyết định dọn ra ngoài ở với bạn trai. Chia sẻ cảm nhận về điều này, anh nói rằng chỉ cần con hạnh phúc là anh cảm thấy vui.

“Khi con dọn ra ngoài, mình không cảm thấy buồn phiền, bởi vì mỗi khi nó điện thoại hoặc là về thăm cha mẹ thì nó cười nói rất vui vẻ, vì vậy mình cảm thấy con đang sống hạnh phúc.” 

Anh chia sẻ rằng lúc con mới ra riêng anh cũng lo lắng nhiều điều, nhưng khi thấy con và bạn trai sống vui vẻ bên nhau thì anh đã yên tâm.

“Nó đã ln ri, 18 tui là có thể tự lập, bn thân nó phi t lo liu cuộc sống của mình”.

Trước xu hướng nhiều phụ huynh Việt ở Úc như anh Trung cho con ra ở riêng theo ý muốn của con, chị Phượng cho biết:

“Cha m châu Á thưng mun gi con bên cnh cho đến khi con có vic làm n đnh, có tin đt cc mua nhà ri hãy ra riêng. Nhưng ngưi phương Tây xưa nay không quan trng vic có nhà, nếu mun ra riêng mà không có nhà thì c thuê. Nếu thích thì nó c dn ra thôi.”
Nhưng không chỉ người phương Tây mới mạnh dạn cho con ra ở riêng khi con đủ tuổi 18, nhiều cha mẹ Việt ở Úc ngày nay cũng sẵn sàng cho con sống tự lập khi con đã trưởng thành.
Chị Anh Đài ở Melbourne kể rằng khi con của chị đủ 18 tuổi muốn ra ở riêng, con cứ tưởng chị sẽ ngăn cản như nhiều người mẹ châu Á khác, nhưng không ngờ là chị vui vẻ đồng ý. Chị nói rằng cuộc đời điều quan trọng là con được sống hạnh phúc.

Lúc con mới dọn ra ngoài, chị cũng rất hồi hộp và lo lắng như bao người mẹ khác. Nhưng chị không vì nỗi lo đó mà cản trở con tiến bước. Chị cũng không lo con sẽ gặp bạn xấu, gặp chuyện không hay rồi sẽ sa ngã, bởi chị tin rằng việc sa ngã không phân biệt độ tuổi, mà quan trọng là phải biết đứng dậy sau khi vấp ngã. Vì thế chị khuyến khích con trải nghiệm để trưởng thành hơn.

Chun b hành trang cho con ra riêng

Cha mẹ cần chuẩn bị hành trang gì cho con ra ở riêng chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều phụ huynh cũng rất quan tâm. Chị Ngọc cho rằng cần dạy cho con những kinh nghiệm sống, nhất là cách giải quyết các tình huống khó khăn. 

Còn chị Phượng cũng chỉ dẫn cho con cách trang trải chi phí trong gia đình.Chị cho biết:

“Nếu con mun ra riêng thì con phi có vic làm n đnh thì con mi đ kh năng tr các chi phí như tin đin tin nưc.”

Chị Phượng cũng dặn con không tiêu xài phung phí mà nên tiết kiệm tiền để có thể mua nhà. Ngoài ra chị cũng dạy con nấu ăn, nhưng chị nói rằng giới trẻ ngày nay vẫn có thể dễ dàng học cách nấu ăn trên mạng.

Riêng đối với chị Anh Đài thì cho rằng cuộc sống muôn màu muôn vẻ nên không thể có bài học nào chuẩn bị cho tất cả tình huống. Chị nói rằng ngay cả bản thân mình vẫn mắc phải những sai lầm, và hãy xem đó là cơ hội để hoàn thiện bản thân hơn. Chị nghĩ rằng cách sống của cha mẹ chính là bài học dành cho cho con. Một câu mà chị Anh Đài thường nói với con là “Hãy đối xử với người khác như cách mình mong muốn được đối xử.”

Dù mạnh mẽ thế nào thì cha mẹ cũng không thể tránh khỏi cảm giác buồn bã, trống trải trong những ngày đầu con rời xa tổ ấm. Thế nhưng không ai muốn tâm trạng buồn làm ảnh hưởng đến nỗ lực sống tự lập của con. Vì thế, các phụ huynh thường chuẩn bị tâm lý cho mình trước khi con ra ở riêng.

“Tt nhiên là mình cm thy thiếu vng và ht hng, ai cũng có cm giác như vy. Nhưng khi con đến đ tui nào đó thì con s thích cuc sng t lp và mình cũng thích con t lp, ch làm sao mà cha mẹ ở mãi bên con đưc.” – chị Phượng chia sẻ.

Còn chị Ngọc thì xem việc con ra ở riêng là cơ hội để đến thăm con:

“Mình có chun b tâm lý, nhưng bên cnh đó mình cũng có suy nghĩ tích cc hơn. Mc dù con ra riêng thì cảm thấy trng vng, nhưng nhờ đó mình cũng có cơ hi đ đi thăm con.”

Rõ ràng là khi nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, các bậc phụ huynh đều có thể tìm thấy động lực để giúp con trải nghiệm sống tự lập. 

Con trưng thành hơn sau khi ra riêng

Sau một thời gian con rời xa gia đình, các bậc cha mẹ có thể cảm thấy thảnh thơi hơn, cảm giác lo lắng cho con cũng vơi bớt, nhường chỗ cho sự kỳ vọng vào thành công của con trên bước đường tự lập. Và khi con trở về thăm cũng là lúc phụ huynh nhận ra con đã trưởng thành hơn, như chị Ngọc chia sẻ:

“Mình thấy rõ ràng là con mình có nhận thức giống người lớn hơn, nhìn nhận vấn đề theo cách chững chạc hơn. Con cũng biết vẻ quán xuyến việc nhà, sống ngăn nắp, gọn gàng hơn. Nói chung là có tiến bộ rõ rệt về mọi mặt.”

Anh Sơ Trung cũng vui với sự thay đổi theo hướng tích cực của con.

“Hi trưc nhà không bao gi nó ra chén, mà bây gi mỗi lần v thăm, ăn ung xong là nó biết t ra chén. Mình rt vui và cm thy dưng như tri nghim này rt hp lý.”

Còn đối với chị Anh Đài, điều quan trọng mà con đạt được khi ra ngoài sống tự lập là con biết cách vượt qua khó khăn của chính mình:

“Điều quan trọng không phải là con thành công hay là đạt được cái gì lớn lao, mà quan trọng là con có thể đứng lên sau vấp ngã, chứ không phải là không bao giờ ngã.”

Có thể nói, tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con, không bao giờ muốn con phải gặp khó khăn vất vả. Khi đồng ý cho con ra ngoài sống tự lập, phụ huynh biết rằng môi trường bên ngoài đầy rẫy khó khăn và bất trắc, nhưng không thể vì đó mà nản chí. Khi con dám đương đầu với những thử thách và dám chịu trách nhiệm với chính mình, cũng là lúc con có thể tự tin bước đến thành công.

Vì thế, thời điểm phù hợp nhất để con ra ở riêng là lúc con có đủ quyết tâm tạo dựng cuộc sống của bản thân mình. Và chính con chứ không phải cha mẹ là người quyết định thời điểm đó.


 


Share