Human Rights Watch: Giáo dục cho bé gái tại Afghanistan thụt lùi

Các nữ sinh tại Helmand, Afghanistan

Các nữ sinh tại Helmand, Afghanistan Source: AAP

Một phúc trình của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho biết các nỗ lực nhằm giáo dục cho các cô gái ở Afghanistan hiện thất bại.


16 năm sau khi Hoa kỳ đổ quân vào đây để chống lại Taliban, phúc trình tìm thấy 2/3 các cô gái Afghanistan không được đi học.

Cuộc chiến trong vùng vẫn tiếp diễn trong khi việc tài trợ cho giáo dục giảm sụt đáng kể  trong những năm gần đây.

Các con số nữ sinh tại Afghanistan thật đáng buồn tẻ, ước lượng chỉ có 37 phần trăm các cô gái là biết đọc viết, so với tỷ lệ biết chữ của bé trai lả 66 phần trăm.

Ít nhất ¼ trẻ em tuổi từ 5 đến 14 phải làm việc để kiếm sống hay phụ giúp gia đình, chiếm 27 phần trăm các em từ 5 đến 11 tuổi.

Tại phân nửa các tỉnh của quốc gia nầy, có không tới 20 phần trăm là các nữ giáo viên, vốn là một rào cản chính yếu đối với các cô gái là gia đình cuả họ không chấp nhận một nam giáo viên.

Mặc dù luật pháp Afghanistan qui định giáo dục bó buộc cho đến tuổi 14, thế nhưng nhiều trẻ em đặc biệt là các bé gái không kham nổi tiếp tục việc học, hoặc sống quá xa trường để có thể đi học.

Phúc trình của Human Rights Watch về việc đi học của các bé gái tại Afghanistan, chú trọng đến những hàng rào vẫn còn ngăn cản đa số các cô gái tiếp cận một nền giáo dục.

Trưởng ban nghiên cứu là bà Heather Barr kể ra, một trong các mục tiêu chính yếu của lực lượng quân sự do Hoa kỳ hướng dẫn, sau khi họ đến Afghanistan để lật đổ Taliban.

"Một trong các chuyện mà người ta nói nhiều, là sự kiện Taliban đã thi hành những vụ lạm dụng tình dục kinh khủng đối với phụ nữ và các cô gái và một trong những vụ đó, là không cho phép các cô gái đi học".

"Vì vậy vào cuối năm 2001, khi chính phủ Taliban bị sụp đổ ,thì một hứa hẹn quan trọng thực sự của cộng đồng quốc tế, là cho các cô gái đến trường", Heather Barr.

16 năm qua, tổ chức theo dõi nhân quyền lo sợ rằng, mục tiêu để đưa các bé gái đến trường có thể trong thực tế bị đảo ngược.

Các cô gái nầy từ những gia đình, chỉ có thể kham nổi việc giáo dục cho một số trẻ em chọn lựa và cho biết ưu tiên là dành cho các bé trai.

"Trường học đòi hỏi phải phải mua viết chì, tập vở, túi đeo lưng và quần áo... Vì vậy tôi không thể mua nổi, do tôi phải lo cho các em trai tôi đi học. Mọi thứ nào cần đến như bút mực, bút chì và tập vở, tôi đều mua cho chúng".

Mặc dù chính phủ Afghanistan và các nhà tài trợ ngoại quốc hứa hẹn hồi năm 2001 là đưa tất cả bé gái đến trường, thế nhưng các ngân khoản cạn dần trong những năm gần đây.

Bà Heather Barr cho biết các tổ chức cấp viện trước đây, cung cấp nền giáo dục dựa trên cộng đồng hiện trở nên dè dặt hơn, bởi vì họ ngày càng bớt quan tâm do các cuộc xung đột kéo dài quá lâu trong vùng.

"Tại sao điều nầy lại quan trọng? Bởi vì các trường học đặt căn bản cộng đồng, thường là con đường cứu sống cho các cô gái".

"Đó là lãnh vực mà các em được nhiều ưu tiên và nhiều cô gái trước đây không hề đi học thì nay có cơ hội đến trường", Heather Barr.

Vào năm 2016, chỉ có 13 phần trăm các chi tiêu công của nước nầy tức 4 phần trăm GDP hay Tổng Sản Lượng Quốc gia dành cho giáo dục.
"Nếu họ không có một thầy giáo thì chúng ta có thể cung cấp việc huấn luyện từ xa, trên trang mạng chẳng hạn và có nhiều cách thức mà quí vị có thể cung cấp tốt hơn cho các học sinh ở các vùng nông thôn", Roya Mahbooh.
Mặc dù phúc trình cho biết, chính phủ dành 30 phần trăm ngân sách cho các trường, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu nước sạch và 60 phần trăm các trường không có nhà vệ sinh.

Tại một số trường, các học sinh học dưới những mái lều chứ không phải là trong lớp học.

Vị giáo viên nầy cho biết, học sinh buộc phải học ngoài trời.

"Những học sinh nầy đang học lớp 5, và phải học ngoài trời dưới ánh nắng vì chẳng có được một cái lều nào cả".

Việc Taliban tiếp tục hiện diện, cũng là một mối quan ngại lớn lao.

"Trong những khu vực nầy, trường học thường bị đóng cửa vì không an toàn. Đôi khi trường học bị binh lính Taliban hay binh sĩ quân đội Afghanistan xử dụng như một công sự chiến đấu".

"Các bậc cha mẹ ít quan ngại khi đưa con trai đi học trong những hoàn cảnh như vậy, hơn là đưa các cô gái đến trường", Heather Barr.

Giám đốc của công ty chế tạo nhu liệu, tên là Citadel có trụ sở tại New York, bà Roya Mahbooh là một nhà tranh đấu mạnh mẽ cho nền giáo dục dành cho phái nữ.
 
"Chúng tôi đã tạo ra các kết quả rất tốt và mọi việc đang tiến triển, thế nhưng về phẩm chất giáo dục thì vẫn còn rất thấp".

Bà hướng dẫn toán người máy của các nữ sinh Afghanistan sang Mỹ hồi đầu năm nay, để dự thi trong cuộc tranh tài người máy trên thế giới.

Số phận của họ đã trở nên tin tức hàng đầu trên thế giới, khi đầu tiên họ bị từ chối cấp visa để đến thủ đô Washington.

Bất chấp tình trạng thiếu tiến triển tại Afghanistan, bà Roya vẫn cảm thấy lạc quan.

Bà cho biết so sánh với năm 2001, mọi chuyện đã được cải thiện.

"Có hơn 30 phần trăm số sinh viên trong các đại học là nữ, thế nhưng việc nầy chỉ xảy ra ở các thành phố lớn và quí vị chứng kiến nhiều tiến triển diễn ra".

"Thế nhưng những gì chúng ta cần đến ngày nay là mang những tiến triển nầy từ các thành phố lớn về các vùng quê, các khu vực mà họ không thể đến được các trường lớp".

"Tôi nghĩ kỹ thuật là một trong những điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể dùng, để cung cấp một nền giáo dục với phẩm chất tốt hơn".

"Nếu họ không có một thầy giáo thì chúng ta có thể cung cấp việc huấn luyện từ xa, trên trang mạng chẳng hạn và có nhiều cách thức mà quí vị có thể cung cấp tốt hơn cho các học sinh ở các vùng nông thôn", Roya Mahbooh.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 





Share