Lập lại lời kêu gọi di tản người tỵ nạn trên đảo Manus và Nauru

Asylum seeker Dennis, 36, from Sri Lanka on Manus Island

Asylum seeker Dennis, 36, from Sri Lanka on Manus Island Source: Supplied

Trung tâm luật pháp nhân quyền thúc giục chính phủ Turnbull hãy di tản người tỵ nạn và tầm trú ra khỏi đảo Manus và Nauru.


Lời kêu gọi diễn ra sau khi một Ủy ban Liên hiệp quốc khác lên án chính sách giam giữ người tỵ nạn ở hải ngoại của Úc.

Ủy ban Liên hiệp quốc về việc Chấm dứt Kỳ thị chủng tộc, đã thúc giục Úc hãy nhanh chóng di chuyển người tỵ nạn và người tầm trú, ra khỏi đải Manus và Nauru.

Ủy ban nói rằng, điều đáng báo động là những người vô tội vẫn còn bị kẹt trong những điều kiện tuyệt vọng và nguy hiểm.

Ủy ban thúc giục chính phủ Turnbull, hãy tìm những giải pháp an toàn và những nơi định cư có thể thực hiện được.

Luật sư của Trung tâm Luật về Nhân quyền là bà Amy Frew nói rằng, đây là nhóm thứ ba của các chuyên gia độc lập về nhân quyền, đã lên án nước Úc trong năm nay, vì đã giam giữ vô thời hạn những người tầm trú ở hải ngoại.

"Những gì chúng ta chứng kiến ngày càng gia tăng là một làn sóng quốc tế, lên án chuyện giam giữ người tầm trú vào lúc nầy".

"Ông Malcolm Turnbull phải hành động nhanh chóng và phải làm những gì mà cộng đồng người dân Úc kêu gọi ông phải làm, trước những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế là hãy nhanh chóng di tản những người nầy đến chỗ an toàn ngay tức khắc", Amy Frew.

Bà Frew nói rằng Ủy ban cũng lập lại, trách nhiệm pháp lý  của nước Úc đối với những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang bị giam giữ.

"Ủy ban nầy vốn là Ủy hội Chấm dứt Phân biệt Chủng tộc, đã lập lại những lời bình luận của 2 Ủy ban khác trong năm nay, đó là Ủy ban về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa nói rằng, nước Úc đã kiểm soát rất nhiều cuộc sống của những người đó, có nghĩa là đây là những cuộc sống mà chúng ta có thể cứu vớt, đó là những sinh mạng mà ông Malcolm Turnbull có trách nhiệm do đó ông ta cần hành động và giữ cho họ an toàn".
"Các vụ lạm dụng như thế nầy, sẽ làm lu mờ sự hiện diện của chúng ta trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, cho đến khi những chuyện nầy được giải quyết", Amy Frew.
Liên hiệp Hành động Tập thể về Người tỵ nạn nói rằng, tình trạng của cả Manus và Nauru đều hết sức kinh khủng.

Phát ngôn nhân của Liên hiệp là ông Chris Breen cho biết, nhiều người chẳng có đủ thực phẩm.

"Những người tỵ nạn cho chúng tôi thấy thực phẩm bị hư hại khi giao cho họ, chúng tôi biết nhiều người phải đói, đôi khi họ chỉ có một vài quả cà chua hay một cây cải cho cả một ngày".

"Họ thường bị tấn công bị thương bằng mã tấu và dao đi rừng, nhiều người bị chém tận xương. Mới tối qua thôi, có một người mang dao vào nơi ở của họ tại Hillside và Port Moresby, nơi những người tỵ nạn khác bị chuyển đến Granvill Motel, có một số người mang mã tấu đe dọa tấn công người tỵ nạn, vì vậy họ luôn sống trong lo sợ".

Ông Breens cũng cho biết, việc chăm sóc y tế cũng rất hạn chế.

Còn bà Amy Frew thuộc Trung tâm Luật pháp Nhân quyền cho biết, điều quan ngại là Úc được đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc và nhiệm vụ sẽ bắt đầu vào năm tới.

Bà cho biết nước Úc cần phải đảm nhận chức vụ nầy,với tư cách là một công dân thế giới.

"Cho đến khi những chuyện lạm dụng nhân quyền nầy tiếp tục diễn ra ở hải ngoại, thì quyền hạn của họ ngày càng ít đi".

"Các vụ lạm dụng như thế nầy, sẽ làm lu mờ sự hiện diện của chúng ta trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, cho đến khi những chuyện nầy được giải quyết", Amy Frew.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share