Tổng Thư Ký LHQ: Đại dịch coronavirus là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong thời đại của chúng ta

UN Secretary-General Antonio Guterres conducts press encounter

UN Secretary-General Antonio Guterres conducts press encounter Source: Lev Radin/Sipa USA

Chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc lần thứ hai do các ca lây nhiễm coronavirus gia tăng. Việc nầy diễn ra khi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres tuyên bố đại dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng lớn nhất của thời đại.


“Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong thời đại cuả chúng ta".

"Chỉ 7 tháng kể từ khi tuyên bố đại dịch, có hơn một triệu người chết, hàng chục triệu người bị lây nhiễm".

"Các ca nhiễm bệnh cứ gia tăng, các đợt dịch mới vẫn diễn ra, tại những nơi mà chúng ta đã chế ngự được virus trong nhiều tháng trước".

"Hậu quả gián tiếp của đại dịch là sự phá hoại khủng khiếp, đối với xã hội và nền kinh tế”, Antonio Guiterres.

Đó là lời của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres khi khai mạc cuộc họp trên mạng, của Hội nghị Thượng đỉnh Y tế Toàn cầu.

Ông kêu gọi sự đoàn kết trên thế giới và yêu cầu các nước phát triển, hãy ủng hộ các hệ thống y tế tại những nước thiếu hụt tài nguyên.

Một vài nhà lãnh đạo và chuyên gia tuyên bố tại phiên khai mạc, nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác xuyên biên giới.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus nói rằng, điều quan trọng là một loại vắc xin một khi được phát triển, nên được sử dụng một cách hiệu quả.

Còn Tổng Thống Đức Frank Walter Steinmeier cho rằng, đó là một mệnh lệnh mà bất cứ quốc gia nào phát triển vắc xin, cũng chia sẻ nó vì lợi ích cho tất cả.

“Không ai an toàn với COVID-19, cho đến khi tất cả chúng ta đều an toàn".

"Ngay cả những người chế ngự được virus trong cơ thể của họ, thì họ vẫn là những tù nhân trong biên giới của nước mình, cho đến khi virus bị đánh bại hoàn toàn tại các nơi”, Frank Walter Steinmeier .

Trong khi đó, Tây Ban Nha một lần nữa lại lâm vào tình trạng phong tỏa.

Thủ Tướng Pedros Sanchez cho rằng, biện pháp nầy có hiệu lực từ chủ nhật, bao gồm một lệnh giới nghiêm từ 11 giờ đêm cho đến 6 giờ sáng hôm sau, trừ quần đảo Canary.

Các lãnh đạo vùng ở Tây Ban Nha có thể thay đổi giờ khắc của lệnh giới nghiêm, trong khi cả Âu Châu đối phó với làn sóng thứ hai của COVID-19.

Các vùng cũng cần giới hạn việc tụ tập đến 6 người, không cùng một gia đình.

Tây Ban Nha ghi nhận có hơn 34 ngàn người chết.

Ông Fati, một cư dân tại Barcelona nói rằng chẳng có chính phủ hay chuyên gia nào biết được chính xác về việc làm thế nào để chấm dứt sự lây lan của COVID-19.

“Nếu COVID-19 lan truyền chỉ vì cuộc sống về đêm, nếu nó lây lan vì người ta đi ra ngoài, thì chắc chắn nó sẽ chậm lại, thế nhưng tôi không nghĩ rằng bất cứ chính phủ nào thực sự có được một giải pháp".

"Họ chỉ bắt chước lẫn nhau, đầu tiên nước Pháp làm rồi nay đến Tây Ban Nha, có lẽ sắp tới là Ý sẽ làm tương tự”, Fati.

Trong khi đó, nước Ý tái lập thêm một tháng các hạn chế coronavirus, bao gồm việc đóng cửa các hồ bơi, phòng tập thể dục, rạp hát và lệnh giới nghiêm cho các nơi ăn tối.

Con số mới nhất cho thấy, hơn 20 ngàn trường hợp nhiễm bệnh mới hàng ngày, trong đó 3 phần 4 là tại vùng Lombardy ở phía bắc nước Ý.

Có tổng số trên nữa triệu trường hợp lây nhiễm tại Ý kể từ khi đại dịch bắt đầu và có 37 ngàn người chết.

Các qui định mới cũng bao gồm việc mang khẩu trang trong nhà, chỉ có 4 người ngồi quanh bàn ăn tối, cũng như không có việc đi lại không cần thiết.

Người phụ nữ nầy cho biết bà chán nản trước quyết định nói trên.

“Buồn thay tình hình vẫn như cũ, chúng ta cần phải nghiêm khắc hơn".

"Chúng ta cũng tìm cách giúp đỡ các chủ các cửa hiệu, bằng các biện pháp có thể làm được".

"Các quán rượu bị đóng cửa cũng vì lý do đó và các hạn chế được đặt ra, thế nhưng nếu chúng giúp chúng ta tiến tới, thì chúng ta chấp nhận".

"Buồn thay chẳng có gì khác, chúng ta có thể làm được”, một phụ nữa tại Ý.
"Vì vậy mọi người từ nhà có thể thấy chúng tôi trên internet và chỉ có cách đó để tổ chức lễ cầu nguyện mà thôi”, Anita Haldar.
Trong khi đó, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong cuộc tụ tập tại New Hampshire cho rằng, mặc dù không có vắc xin nước Mỹ đã qua được khúc quanh trong trận chiến chống lại coronavirus.

Ông Trump cho các ủng hộ viên biết rằng, ông thấy không cần phải có các biện pháp giới hạn.

“Chúng ta sẽ không phong tỏa, vì hiểu được chứng bệnh nầy".

"Chúng ta đã thực hiện các biện pháp như chăm sóc cho người cao niên, đặc biệt với những người có bệnh tim hay tiểu đường".

"Chúng ta sẽ rất cẩn thận và cảnh giác, thế nhưng sẽ không phong tỏa”, Donald Trump.

Trong khi đó, các buổi lễ nhiều màu sắc cuả Ấn Độ giáo được giảm bớt năm nay tại Ấn Độ, giữa các lo sợ rằng mùa lễ có thể dẫn đến một thảm họa lây nhiễm coronavirus mới.

Những người cầu nguyện qua trang mạng mà thôi, bà Anita Haldar là một trong những người tổ chức buổi lễ.

“Chúng ta sẽ tổ chức lễ cầu nguyện nầy, để mọi người không nên đến đây, mà chỉ theo dõi qua trang mạng".

"Vì vậy mọi người từ nhà có thể thấy chúng tôi trên internet và chỉ có cách đó để tổ chức lễ cầu nguyện mà thôi”, Anita Haldar.

Còn Viện Nghiên cứu Sinh Học của Israel xác nhận việc thử nghiệm vắc xin chống coronavirus trên người sẽ bắt đầu vào tuần tới.

Các nhà nghiên cứu dự tính phát triển 15 triệu liều cho Israel và các quốc gia lân cận, thế nhưng không rõ những nước láng giềng là những quốc gia nào.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share