Trẻ em Thổ Dân hiện vẫn bị tách khỏi gia đình

Sorry Day rally in central Sydney

Sorry Day rally in central Sydney Source: SBS

Đã 23 năm qua kể từ ‘Ngày Xin Lỗi’ đầu tiên, khi mọi người dân Úc được yêu cầu nhớ lại sự ngược đãi với Thế Hệ Bị Đánh Mất. Thế nhưng những nhà vận động cho biết, trẻ em Thổ Dân và dân bán đảo Torres vẫn còn bị tách rời khỏi gia đình.


Cha mẹ của Jason Fong đều là những người sống sót thuộc Thế Hệ Bị Đánh Mất.

Anh cho biết, những chấn thương tâm lý vẫn còn tồn tại ở hai bậc sinh thành cho đến ngày hôm nay.

"Những chấn thương tâm lý rồi các ám ảnh đã ăn sâu vào cuộc đời của mẹ tôi, khi tôi lớn lên từ Thế Hệ Bị Đánh Mất".

'Với hai bậc cha mẹ đều thuộc thế hệ nầy, họ vẫn còn bị chấn thương tâm lý trầm trọng, vì vậy chẳng ngạc nhiên vì sao tôi cũng bị ám ảnh dù là một đứa trẻ”, Jason Fong.

Được biết trẻ em Thổ Dân và dân bán đảo Torres đã bị tách khỏi gia đình, do các cơ quan cuả chính phủ tiểu bang hay liên bang, hoặc do phái bộ truyền giáo của giáo hội, với ý định đồng hoá những trẻ em nầy với nền văn hóa của người da trắng.

Các con số chính thức của chính phủ cho biết, tại một số vùng, có tỷ lệ từ 1 phần 10 hay 1 phần 3 trẻ em Thổ Dân Úc, bị cưỡng bách tách ra khỏi gia đình và cộng đồng của các em, từ năm 1910 cho đến 1970.

Ông Kutcha Edwards là người thuộc bộ tộc Mutti Mutti, cũng là ca sĩ và người soạn nhạc Úc.

Ông cũng là người sống sót thuộc Thế Hệ Bị Đánh Mất, khi bị tách rời khỏi cha mẹ lúc mới chỉ 18 tháng.

Nhìn lại ngày ‘Xin lỗi’ mang tính lịch sử đánh dấu kỷ niệm bản phúc trình có tên là ‘Hãy Mang Các Em Về Nhà’, đã được trình ra trước Quốc Hội năm 1997, ông đề nghị là cần phải tài trợ, để giúp cho hậu quả của hành động tách rời khỏi gia đình.

Bản phúc trình cũng đề nghị một lời xin lỗi chính thức, thế nhưng việc nầy không xảy ra cho đến năm 2008, khi Thủ Tướng thời đó là ông Kevin Rudd mới lên tiếng xin lỗi.

Ông Kutcha Edwards cho đài NITV biết rằng, ông Rudd đã đúng khi đưa ra lời xin lỗi, thế nhưng tính chất hữu hiệu cuả việc nầy bị giảm bớt, qua sự kiện là chính phủ liên bang tiếp tục điều hành chương trình Can thiệp tại Lãnh thổ Bắc Úc vốn gây nhiều tranh luận, đã bị các lãnh tụ Thổ Dân và Ủy hội Nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ.

“Thủ Tướng Kevin Rudd đã có đủ dũng cảm để đưa ra lời xin lỗi và ông đã giúp cho ảnh hưởng của việc nầy lan rộng khắp lãnh thổ Bắc Úc".

"Hành động của ông còn vang dội hơn cả tiếng nói của chính ông”, Kutcha Edwards.

Trong khi đó, chính phủ liên bang nói rằng, ‘Ngày Xin Lỗi’ ghi nhận sự hiểu biết và nâng cao nhận thức về lịch sử cũng như các hậu quả tiếp tục, về việc cưỡng bách tách rời người Thổ Dân và dân bán đảo Torres.

Hiệp hội Hàn Gắn là một tổ chức toàn quốc của người Thổ Dân và dân bán đảo Torres, vốn cộng tác với các cộng đồng, nhằm nêu lên các chấn thương tâm lý hiện xảy ra, do những hành động như tách rời trẻ em khỏi gia đình.

Hiệp hội yêu cầu mọi người dân Úc, hãy xem xét những gì có thể làm, để hàn gắn vết thương của cả nước.

Ông Kutcha Edwards cho biết, một sự khởi đầu tốt là hiểu biết vùng đất, mà mọi người đang sinh sống và làm việc.

“Hãy tử tế và tôn trọng, cũng như hiểu biết vị thế của quí vị đang đứng trên mảnh đất của người Thổ Dân".

"Nên hiểu biết điều đó, vì các thị trấn được đặt tên chẳng hạn như Coburg, nó đã được gọi tên là gì trước khi có tên nầy?".

"Rồi Melbourne nữa, thị trấn có tên nào trước khi được gọi là Melbourne?".

" Hãy hiểu rằng, quí vị đang ở trên phần đất của bộ tộc Wurundjeri tại Melbourne, mọi người cần hiểu biể và tôn trọng điều đó”, Kutcha Edwards.

Thế nhưng trong các cuộc biểu tình tại Sydney và Melbourne nhân ngày Sorry Day, có những lời kêu gọi hãy đề cập đến tỷ lệ những trẻ em bị tách rời khỏi gia đình, hiện vẫn xảy ra trong các cộng đồng tại Úc.

Mức độ của trẻ em Thổ Dân bị tách khỏi gia đình gấp 11 lần, so với các trẻ em không phải là Thổ Dân.

Ông John Leha là giám đốc của AbSec, một tổ chức cao cấp của trẻ em Thổ Dân và gia đình tại New South Wales.

“Nhất định đó không phải là một chuyện trong quá khứ, đó là một vấn đề đang xảy ra và cần được quan tâm đặc biệt".

"Nó là một nỗi ô nhục của cả nước khi chuyện nầy vẫn tiếp tục diễn ra”, John Leha.
"Nếu quí vị không có thứ tình cảm đó và quí vị luôn luôn đi tìm cơ hội để được chấp nhận, thì tôi nghĩ đó là một lý tưởng tốt đẹp chứ không phải là một chuyện thực tế”, Kutcha Edwards.
Ông cho biết, con số các trẻ em hiện bị tách khỏi gia đình dự trù gia tăng gấp đôi, trong từ 5 đến 10 năm tới.

“Đã đủ quá rồi, chúng ta cần chấm dứt và ngăn ngừa thế hệ kế tiếp đang bị đánh mất và tách rời khỏi gia đình".

"Điều thực sự là nên hỏi chính phủ và mọi người nên dấn thân vào việc ngăn chận trẻ em bị tách rời khỏi gia đình trước hết”, John Leha.

Một vấn đề hiện diễn ra, là lời kêu gọi đề tiếng nói của người Thổ Dân và dân bán đảo Torres được nghe thấy tại Quốc Hội và chuyện nầy phải được ghi vào Hiến Pháp.

Ông Dean Parkin là giám đốc của tổ chức có tên là ‘From The Heart’, ‘Từ Con Tim’, cho biết.

“Nay là lúc chúng ta lên tiếng tranh đấu cho một cuộc trưng cầu dân ý, việc có một tiếng nói tại Quốc Hội được qui định trong Hiến Pháp, không chỉ là một khoảnh khắc đoàn kết của cả nước, mà còn mang lại các kết quả thực sự cho người Thổ Dân và dân bán đảo Torres".

"Từ các kết quả về y tế và giáo dục, nay là lúc chúng ta lắng nghe các chuyên gia trong lãnh vực thích hợp và mang tiếng nói của họ ra trước các cuộc tranh luận”, Dean Parkin.

Còn đối với ông Kutcha Edwards, thì việc thiếu tiếng nói khi ông là một đứa trẻ và nay là một người trưởng thành, điều đó khiến ông cảm thấy bị xem là người ngoại cuộc.

“Mọi chuyện tôi đã từng mong muốn là được gắn kết tại đất nước nầy".

"Nếu quí vị không có thứ tình cảm đó và quí vị luôn luôn đi tìm cơ hội để được chấp nhận, thì tôi nghĩ đó là một lý tưởng tốt đẹp chứ không phải là một chuyện thực tế”, Kutcha Edwards.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share