Turnbull và Adern chia rẽ về việc trục xuất và tỵ nạn nhưng vẫn đoàn kết

New Zealand Prime Minister Jacinda Ardern

New Zealand Prime Minister Jacinda Ardern Source: AAP

Thủ tướng Malcolm Turnbull đã gặp gỡ người đồng nhiệm New Zealand và ông bênh vực cho quyền của Úc trục xuất về nước các công dân Tân tây Lan phạm các tội nghiêm trọng tại Úc.


Lời bình luận nói trên được đưa ra trong cuộc họp chính thức đầu tiên với Thủ tướng New Zealand là bà Jacinda Ardern kể từ khi bà nầy nắm quyền 4 tuần lễ trước.

Trong các chương trình nghị sự của hai Thủ tướng là một loạt các vấn đề bao gồm mậu dịch, an ninh mạng, vũ khí nguyên tử và người tỵ nạn.

Thủ tướng New Zealand là bà Jacinda Ardern một lần nữa, đặt nghi vấn về tính chất công bằng, trong việc Úc trục xuất các tội nhân phạm tội hình sự, đặc biệt là công dân Tân tây Lan, vốn là những người chưa hề sống tại nước bà.

Lời bình luận được đưa ra, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Malcolm Turnbull, bên ngoài dinh Kiribili ở Sydney, khi cả hai mở phiên họp chính thức đầu tiên.

Một lần nữa tôi lên tiếng như khi chúng tôi có các dịp trước đây, với những thành phần trong chính sách trục xuất đặc biệt khiến chúng tôi lưu ý, là những người chưa hề đặt chân lên đất nước chúng tôi".

"Đó là những gì mà chúng tôi muốn chắc chắn rằng, chính phủ Úc hiểu rõ quan điểm của chúng tôi về chuyện nầy".

"Thế nhưng cuối cùng việc nầy thuộc về chính phủ Úc để quyết định, làm thế nào qui định các phần tử nào trong chính sách trục xuất đó", Jacinda Adern.

Còn Thủ tướng Malcolm Turnbull vẫn giữ nguyên lập trường về vấn đề nói trên và nói rằng chính sách nầy áp dụng cho mọi người.

"Việc đó không chỉ áp dụng cho người dân New Zealand, mà áp dụng cho những người không phải là công dân Úc đã phạm trọng tội để bị trục xuất".

"Chúng tôi hoàn toàn thấu hiểu vấn đề nầy khó khăn như thế nao tại New Zealand, thế nhưng đó là chủ quyền của chúng tôi cũng như về phía quí vị, trong việc quyết định xem và trong những trường hợp nào, những người không phải là công dân một nước có thể ở lại trong biên giới cuả chúng tôi, cũng như của quí vị tại New Zealand", Malcolm Turnbull.

Bà Ardern cũng lập lại đề nghị của New Zealand, nhằm giúp tái định cư cho 150 người tỵ nạn, hiện ở trên đảo Manus của Papua tân Guine hay trên đảo Nauru, thế nhưng ông Turnbull đều bác bỏ các đề nghị nầy.

Được hỏi về các vấn đề đã bàn thảo tại cuộc họp báo, ông nói những sắp xếp hiện tại sẽ tiếp tục.

Malcolm Turnbull: "Có gần 200 người được định cư tại Mỹ và chuyện nầy đang tiếp tục, vì vậy chúng tôi hy vọng sẽ hoàn tất việc đó. Chúng tôi cảm ơn Thủ tướng New Zealnad đã lập lại lời đề nghị đã được biết từ nhiều năm qua, hồi Thủ tướng John Key với bà Julia Gillard, thế nhưng chúng tôi chú tâm vào việc hoàn thành các thỏa ước lớn hơn với Mỹ. Vì vậy chúng tôi sẽ tiến hành chuyện đó và hoàn tất, rồi chúng tôi có thể xem xét các lựa chọn khác".

Jacinda ADERN: "Từ quan điểm của New Zealand, tình trạng cũ vẫn tồn tại và lời đề nghị vẫn còn đó".

Mặc dù có các khác biệt, bà Adern nói rõ rằng bà cảm thấy New Zealand là đồng minh gắn bó với Úc.

"Điều đó có thể thấy được qua các liên kết về kinh tế của chúng ta, nền kinh tế của chúng ta vững mạnh trên thế giới với mậu dịch và lượng đầu tư mạnh mẽ, tôi tin rằng chúng ta mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế".

Ông Turnbull cũng phát biểu tương tự khi cho rằng, ông muốn tiếp tục giúp cho giới tiểu thương, có thể phát triển tại các thị trường của mỗi nước.
"Tôi nghĩ, chúng ta hoàn toàn đoàn kết trong vấn đề nầy, đó là làm mọi việc trong khả năng để ngăn tránh việc phổ biến vũ khí nguyên tử và thí dụ rõ ràng nhất dĩ nhiên là Bắc hàn", Malcolm Turnbull.
Ông cũng cho rằng hai nước sẽ tiếp tục cộng tác với nhau, trong việc chiến đấu chống lại những hiểm họa toàn cầu.

"Trong cuộc thảo luận hôm nay, chúng tôi xác nhận các cam kết để làm mọi việc trong khả năng để bảo đảm chế độ Bắc hàn sẽ hiểu rõ và đình chỉ các đe dọa nguy hiểm và bất hợp pháp về chiến tranh nguyên tử".

"Chúng tôi cũng thảo luận về việc đóng góp của Úc và Tân tây Lan trong chiến dịch tiêu diệt IS và vai trò trong tương lai mà chúng ta có đảm đang để hỗ trợ cho Iraq", Malcolm Turnbull.

Hai nhà lãnh đạo loan báo một sự hợp tác mới, hai bên bờ biển Tasman về an ninh mạng, trong việc mang lại điều được gọi là qui tụ "những bộ óc sáng suốt nhất" của cả hai nước.

Ngoài ra, nhu cầu cùng cộng tác với các quốc gia hải đảo Thái bình Dương, cũng được đem ra thảo luận.

Thế nhưng ông Turnbull cảnh cáo thời gian nguy hiểm diễn ra hiện nay, khi đối phó với vấn đề cấm phổ biến nguyên tử.

Tân tây Lan từ lâu đã theo đuổi con đường chống đối việc phát triển khả năng nguyên tử.

Bà Adern nhấn mạnh về lập trường của quốc gia bà, không trái ngược với nước Úc, khi đối phó với các căng thẳng trong vùng.

"Tôi không thấy lập trường của chúng tôi, khác biệt nhau về vấn đề trên bán đảo Triều Tiên".

"Thực vậy tôi nghĩ việc nầy nâng cao lập trường của chúng ta liên quan đến việc, tại sao chúng ta cổ võ cho một đường lối mà chúng ta theo đuổi. Sẽ không ngạc nhiên cho bất cứ người dân Úc hay New Zealand nào, khi chúng ta có một lập trường hết sức vững chắc về cả vấn đề cấm phổ biến nguyên tử và việc hiện hữu của loại vũ khí nầy, đó là một phần của bản sắc quốc gia cuả chúng ta", Jacinda Adern.

Trong khi đó ông Turnbull nói rằng, mặc dù quan điểm của hai quốc gia có thể khác biệt nhau, thế nhưng mục tiêu vẫn như nhau.

"Nước Úc và Tân tây Lan là đồng minh của Mỹ, là các quốc gia được sự bảo vệ về mặt nguyên tử của Hoa kỳ trong hiệp ước ANZUS và chúng ta được hưởng lợi từ chuyện đó".

"Nay là lúc nguy hiểm và mục tiêu của chúng ta hiện nay tôi nghĩ, chúng ta hoàn toàn đoàn kết trong vấn đề nầy, đó là làm mọi việc trong khả năng để ngăn tránh việc phổ biến vũ khí nguyên tử và thí dụ rõ ràng nhất dĩ nhiên là Bắc hàn", Malcolm Turnbull.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share