Úc giúp thay đổi cuộc sống của phụ nữ nghèo ở Bangladesh

Australian parliamentarians meeting Bangladeshi women trained in horticulture thanks to Australian aid

Australian parliamentarians meeting Bangladeshi women trained in horticulture thanks to Australian aid. Source: SBS

Một chương trình viện trợ của Úc đang giúp cho phụ nữ ở một số cộng đồng nghèo nhất Bangladesh có nhiều quyền hơn, nhằm góp phần chấm dứt tình trạng trẻ em gái dưới 15 tuổi kết hôn. Giới tính và giáo dục là hai ưu tiên viện trợ chính của Úc để giúp Bangladesh đối phó với các thách thức xã hội cũng như cuộc khủng hoảng người tỵ nạn Rohingya.


Chỉ cách các trại tị nạn của người Rohingya ở Cox's Bazar một đoạn đường ngắn là một trong những địa điểm viện trợ lớn nhất của Úc tại một trong những khu vực nhỏ nhất của Bangladesh. Một số phụ nữ nghèo nhất nước này đang đưa gia đình họ thoát khỏi cảnh nghèo đói nghiêm trọng. Đó là nhờ các vườn rau. Họ trồng rau và để dành một phần làm thức ăn cho gia đình, phần còn lại đem bán để kiếm tiền. 20 phụ nữ trong làng đã được dạy cách làm vườn rau và trồng cây ăn trái, họ được phát cây con và được tài trợ vốn ban đầu để tạo dựng các mảnh vườn của họ. Giờ đây họ đang gặt hái thành quả của mình và thu về lợi nhuận. Chương trình do Úc tài trợ sẽ được mở rộng tới 16.000 phụ nữ Bangladesh trong vòng 5 năm tới.

Thượng nghị sĩ tự do Wendy Askew là một thành viên trong nhóm nghị sĩ Úc đến thăm Bangladesh cho biết:
"Việc trao quyền cho phụ nữ có thể giúp gia tăng giá trị của gia đình và cộng đồng của họ, đồng thời cũng đem đến cho họ tiếng nói. Hãy để họ thực sự có quyền lãnh đạo trong cộng đồng của họ"
Thượng nghị sĩ Askew cho biết chuyến thăm của các chính trị gia Úc rất có ý nghĩa ở một đất nước có nạn tảo hôn và tình trạng bạo lực giới thuộc hàng cao nhất thế giới, nguyên nhân là do các quy tắc gia trưởng lâu đời.

"Tôi nghĩ rằng các phụ nữ đó hôm nay thực sự đánh giá cao cơ hội nhìn thấy những gì họ có thể đạt được, và tôi nghĩ họ đã chứng kiến thực tế rằng có 4 trong số 5 chính trị gia đến thăm là phụ nữ. Và tôi nghĩ họ rất phấn khởi khi biết rằng điều đang diễn ra ở nơi khác thì chắc chắn có thể diễn ra ở Bangladesh. "

Thượng nghị sĩ hàng ghế trước của Đảng lao động, bà Kristina Keneally và dân biểu đảng tự do Angie Bell đã đến thăm một trung tâm mẫu giáo và lắng nghe một sáng kiến về tài chính của các phụ nữ tại một trong những khu vực nghèo nhất của Bangladesh. Họ cũng gặp gỡ những người mẹ được hưởng lợi từ chương trình tài chính của Úc để bắt đầu kinh doanh riêng. Nghị sĩ Angie Bell nói rằng bà rất xúc động khi đến thăm khu ổ chuột:

"Cảnh tượng ở đó khiến tôi khó mà kiềm lòng nổi, tôi cảm thấy tự hào và đồng thời cũng cảm thấy muốn khóc”."

Thượng nghị sĩ Keneally nói với SBS News rằng việc giúp đỡ phụ nữ là rất quan trọng.

“Người ta nói rằng phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời. Họ nói rằng nếu bạn thay đổi tương lai của phụ nữ, thì bạn sẽ thay đổi tương lai của cả gia đình cô ấy, và đó là những gì chúng ta được nhìn thấy ở đây hôm nay". _ TNS Keneally nói.

Tuy nhiên, người dân trong khu vực này không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng nhân đạo của những người tị nạn Rohingya, vì thế cần có giải pháp để giảm bớt áp lực của cuộc khủng hoảng đối với các cộng đồng vốn đã dễ bị tổn thương.

Một trong những yếu tố gây căng thẳng lớn nhất ở Bangladesh là dòng viện trợ quốc tế liên tục hướng đến người tị nạn Rohingya trong khi hàng triệu người Bangladesh đang sống trong nghèo đói.

Trong khi yêu cầu viện trợ từ Úc để trang bị mền và bình gas cho các hộ gia đình hiện nay là yêu cầu không chính thức, có những lo ngại rằng khi cuộc khủng hoảng Rohingya kéo dài thì số tiền dành cho các dự án tương tự sẽ bắt đầu cạn kiệt.

Trợ lý của Thượng nghị sĩ của Đảng Lao động chịu trách nhiệm về vấn đề Môi trường Josh Wilson hy vọng những chuyển biến tốt hơn trong thời gian tới:

"Đó là một phần lớn của những gì chúng tôi làm. Tôi rất tiếc vì chúng tôi đã viện trợ khá ít cho sự phát triển ở Bangladesh những năm gần đây, tôi hy vọng là chúng tôi làm đúng." - ông Josh Wilson nói.

Share