Ủy ban Hoàng gia về Khuyết tật: Nên tiêm chủng đầy đủ cho người khuyết tật

NACA Feature, Coronavirus, COVID-19, people with disability,

People queue outside a vaccination centre Source: Getty Images

Ủy ban Hoàng gia về Khuyết tật cho biết, việc phong tỏa vì COVID-19 không nên giảm bớt cho đến khi mọi người khuyết tật được chủng ngừa đầy đủ hay ít nhất được đề nghị tiêm ngừa. Ủy ban loan báo một dự thảo phúc trình, theo đó những thất bại của chính phủ liên bang khiến chương trình chủng ngừa bị chậm lại trong cộng đồng người khuyết tật.


Một phúc trình mới của Ủy ban Hoàng gia về Khuyết tật nói rằng, những người khuyết tật bị trì hoãn tiêm chủng do ưu tiên dành cho người cao niên.

Ủy ban cũng nói thêm rằng thông tin về việc chủng ngừa không được minh bạch.

Những khám phá nói trên được tìm thấy trong một dự thảo phúc trình, trong đó nêu bật các thất bại của chính phủ liên bang qua chương trình chủng ngừa cho cộng đồng người khuyết tật.

Một lực sĩ tham dự Thế Vận Hội cho Người Khuyết tật là cô Karni Liddle, là vô địch bơi lội của đội Úc.

Khi còn bé, cô bị chẩn đoán với chứng teo cơ cột sống và ngày nay phải ngồi xe lăn.

Việc cô hăng hái đi tiêm chủng chống COVID-19 đã bị chậm lại và đáng thất vọng, thế nhưng cô cuối cùng tìm cách được chủng ngừa tại bệnh viện địa phương.

“Thành thật mà nói, tôi đến bệnh viện mà không có hẹn trước và có vẻ như tôi đang nhảy hàng, thế nhưng như quí vị có thể thấy, tôi đang ngồi trên xe lăn điện và hoàn toàn được cho là ở vòng đầu tiên".

'Tôi nói với nhân viên ở đó là tôi đã thử mọi cách để có được một cuộc hẹn và tôi chẳng nhận được cuộc hẹn nào cả”, Karni Liddle.

Cô nầy hiện nay là phát ngôn nhân chính thức và là đại sứ cho Chương trình Khuyết tật Quốc gia.

Cô cho biết vẫn cảm thấy gặp nhiều nguy cơ với COVID-19, bởi vì chứng khuyết tật của cô ảnh hưởng đến phổi và tim.

“Gần đây tôi không nhờ một nhân viên hỗ trợ rất tốt nữa, chỉ vì cô ấy từ chối tiêm chủng".

"Vì vậy, không chỉ bản thân tôi đang sống với tình trạng khuyết tật này vốn ảnh hưởng đến phổi và tim của tôi, tôi còn phải cẩn thận với những người mà tôi thường gặp và đặc biệt là những người giúp tôi trong nhà, cũng như giúp tôi chuẩn bị thức ăn cùng những điều tương tự”, Karni Liddle.

Trong khi đó, Ủy ban Hoàng gia về Khuyết tật cho biết các tiểu bang và lãnh thổ chỉ nên mở tiêm chủng ở mức 70 phần trăm, một khi tất cả mọi người khuyết tật và nhân viên hỗ trợ tích cực của họ, đều có cơ hội nhận cả hai liều vắc xin.

Giáo sư Anne Kavanagh thuộc Viện Khuyết tật ở đại học Melbourne đồng ý về những khám phá của bản phúc trình.

“Tôi muốn thấy có nhiều địa điểm chủng ngừa cho người khuyết tật cùng các nhân viên hỗ trợ".

"Những người khuyết tật cần được ưu tiên trong việc đặt hẹn trước những người khác, nếu không chúng ta sẽ không theo đúng những gì đã được đồng thuận tại Úc, về quyền của người khuyết tật”, Anne Kavanagh.
"Thực sự rất khó, để giải quyết những chuyện như vậy”, Catherine McAlpine.
Còn chính phủ liên bang cho rằng những người khuyết tật tiếp tục được hưởng chế độ ưu tiên, với 4 ngàn địa điểm chủng ngừa đã tiếp nhận và vắc xin đặc biệt cho người khuyết tật đã được thiết lập.

Tuy nhiên phúc trình của Ủy ban cho thấy các cư dân trong nhà của nhóm tiếp cận vắc xin không dễ dàng, do chính phủ dành ưu tiên cho giới cao niên.

Các nhà tranh đấu cho người khuyết tật nói rằng, cũng có những do dự khi tiêm chủng do hiểu lầm hay thông tin sai lạc về vắc xin, về sự an toàn trên các trang mạng xã hội.

Bà Catherine McAlpine là giám đốc của tổ chức Inclusion Australia, Kết Hợp Úc Châu.

“Tôi có một người khuyết tật về trí tuệ nói rằng, ‘tôi rất sợ chết vì vắc xin’.

"Vấn đề là phải cho bà ta biết sự thực là, ‘quí vị có nguy cơ gấp 30 lần để chết nếu không tiêm chủng, so với những người khác trong cộng đồng’.

"Vì vậy phải có những cuộc đàm thoại nầy, để người ta hiểu được những nguy cơ ra sao, cũng như hỗ trợ cho họ tự quyết định cho mình, cùng với một môi trường thực sự hỗ trợ trong đó gồm những người đã chủng ngừa".

"Thực sự rất khó, để giải quyết những chuyện như vậy”, Catherine McAlpine.

Trong khi đó, tiểu bang New South Wales loan báo ý định sẽ mở cửa lại một khi tiểu bang nầy đạt được mức độ tiêm chủng 70 phần trăm, bất chấp phúc trình của Ủy ban Hoàng gia theo đó thì ngày này dường như không thể thay đổi.

Thủ Hiến New South Wales Gladys Berejiklian thay vào đó thúc giục mọi người hãy lên tiếng nếu có người khuyết tật gặp khó khăn trong việc chủng ngừa vắc xin.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share