WHO cảnh cáo virus biến thể ở Ấn Độ là mối quan ngại toàn cầu

People stand in a queue for coronavirus testing at Madhyamgram rural hospital

People stand in a long queue with no social distance before getting a Covid19 test in a testing kiosk at Madhyamgram rural hospital. Source: AAP

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO hoan nghênh sự ổn định về số ca mắc và tử vong do coronavirus trên toàn cầu, nhưng cũng lo ngại về sự xuất hiện của các biến thể của COVID-19 trên thế giới. Các bình luận được đưa ra khi Vương quốc Anh và các quốc gia châu Âu khác, tiếp tục nới lỏng các hạn chế.


Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết, các biến chủng virus tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ hồi năm rồi, đã được xác định là mối quan tâm toàn cầu, với một số cuộc nghiên cứu sơ khởi cho thấy nó lây lan dễ dàng hơn.

Loại B.1.617 là biến chủng thứ tư được xem là mối quan tâm toàn cầu và đòi hỏi việc theo dõi cùng phân tích nhiều hơn nữa.

Các biến chủng khác được khám phá đầu tiên tại Anh quốc, Nam Phi và Brazil.

Bà Maria Van Kerkhove phụ trách về mật kỹ thuật về COVID-19 của WHO nói rằng, có một số thông tin cho biết biến chủng B.1.617 lan truyền mạnh mẽ.

“Trong việc tham vấn với các nhóm của chúng ta về sự biến chuyển của virus, cũng như các toán thử nghiệm trong nội bộ, có một số các thông tin về sự gia tăng lây nhiễm của biến chủng B.1.617".

'Đây là một thông tin không được duyệt xét của giới chuyên môn và một số bệnh nhân cho rằng có sự trung hòa giảm và do đó chúng tôi đang phân loại, thì đây là một biến thể đáng quan tâm ở cấp độ toàn cầu”, Maria Van Kerkhove.

WHO cho biết biến chủng B.1.617 đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ hồi tháng giêng năm rồi, mặc dù một phiên bản trước đó đã được nhận thấy từ tháng 10 năm 2020.

Loại nầy lây lan đến các nước khác và nhiều quốc gia phải cắt đứt hay hạn chế việc đi lại từ Ấn Độ.

Được biết các ca nhiễm mới và số tử vong tại Ấn Độ lên đến gần mức cao kỷ lục hàng ngày vào thứ hai, việc nầy khiến gia tăng lời kêu gọi đến chính phủ của Thủ Tướng Ấn Độ Narenda Modi, phải phong tỏa toàn bộ quốc gia có dân số đứng hàng thứ hai trên thế giới.

Trong khi đó, bà Soumya Swaminathan là khoa học gia trưởng của WHO nói rằng, các cuộc nghiên cứu đang tiến hành tại Ấn Độ, để xem xét sự lây nhiễm của biến chủng, tính cách nghiêm trọng cuả dịch bệnh và phản ứng của kháng thể trong những người đã được chủng ngừa.

“Những gì chúng ta biết hiện nay là vắc xin hữu hiệu, việc chẩn đoán đúng đắn và cách chữa trị giống nhau, được áp dụng cho các loại virus thông thường".

'Vì vậy không có nhu cầu thay đổi những chuyện đó, mọi người nên tiến hành chủng ngừa với bất kỳ loại vắc xin nào có sẵn”, Soumya Swaminathan.

WHO cho biết có sự ổn định trong các con số các ca nhiễm và tử vong trên toàn cầu, với sự sụt giảm tại hầu hết các vùng bao gồm châu Mỹ và Âu Châu vốn là 2 khu vực bị ảnh hưởng trầm trọng nhất.

Thế nhưng Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus cho biết, đây là một sự ổn định cao không chấp nhận được.

“Trên toàn cầu, chúng ta hiện nay thấy được sự ổn định về các ca nhiễm và số tử vong do COVID-19 gây ra, với nhiều trường hợp sụt giảm tại hầu hết các khu vực bao gồm châu Mỹ và châu Âu, vốn là 2 nơi bị ảnh hưởng nặng nề".

"Thế nhưng đó là một sự ổn định không chấp nhận được, khi có đến 4,5 triệu trường hợp và gần 600 ngàn người chết trong tuần qua”, Tedros Ghebreyesus.

Còn Brazil là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, hiện chứng kiến số ca nhiễm và tử vong ổn định trong tuần qua.

Thế nhưng có các tin tức về sự gia tăng các trường hợp, tại tiểu bang Arizona ở tây bắc nước nầy.

Cũng có những quan ngại về tỷ lệ lây nhiễm trong số trẻ em và bé sơ sinh, mặc dù các chuyên gia y tế cho rằng, hầu hết trẻ em bị ảnh hưởng nặng của COVID-19, dường như đã có các bệnh trước như tiểu đường hay tim mạch.

Bà Fatima Marinho cho đài Al Azeera biết rằng, kể từ khi đại dịch bắt đầu hồi tháng 3 2020 cho đến tháng 2 năm nay, có 47 ngàn bé sơ sinh và trẻ em dưới 10 tuổi đã nhập viện vì virus và có 2100 em chết.

“Biến chủng mới tại Brazil chịu trách nhiệm một phần là do nó có tải lượng vi rút lớn hơn so với biến thể ban đầu và nó có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người trẻ hơn".

"Tuy nhiên, nghèo đói và bất bình đẳng cũng đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược này và hầu hết tất cả trẻ sơ sinh chết, đều là người nghèo và da đen”, Fatima Marinho.
'Bí mật cuả sự thành công mà chúng ta có từ trước đến nay, là chúng ta được hướng dẫn qua các dữ kiện, chúng ta có thời gian để thấy được hậu quả của mỗi giai đoạn liên tiếp trong lộ trình thực hiện”, Boris Johnson.
Trong khi đó, Thủ Tướng Anh Boris Johnson đã bật đèn xanh cho việc ôm nhau nhưng cẩn thận, sau nhiều tháng có các giới hạn nghiêm ngặt, khi ông đề ra cho giai đoạn kế tiếp trong việc giảm bớt phong tỏa do coronavirus tại nước nầy.

Ông xác nhận Anh quốc có thể tiếp tục tiến sang giai đoạn tiếp theo trong kế hoạch gồm 4 bước, hầu mang đất nước ra khỏi phong tỏa vào mùa hè, khi tình trạng COVID-19 được cải thiện nhờ vào chương trình tiêm chủng và các biện pháp giới hạn về xã hội.

Với bước thứ ba bắt đầu sau ngày 17 tháng 5, mọi người được phép gặp gỡ trong nhà lần đầu tiên trong nhiều tháng, từng nhóm nhiều nhất là 6 người hay cả 2 gia đình có thể gặp gỡ nhau.

“Tôi nghĩ điều rất quan trọng là chúng ta nên tiến hành mọi chuyện một cách cẩn thận, thế nhưng như tôi đã nói nhiều lần trước đây, là hy vọng nó sẽ không đảo ngược".

'Bí mật cuả sự thành công mà chúng ta có từ trước đến nay, là chúng ta được hướng dẫn qua các dữ kiện, chúng ta có thời gian để thấy được hậu quả của mỗi giai đoạn liên tiếp trong lộ trình thực hiện”, Boris Johnson.

Trong khi đó, tại lâu đài Dracula ở Transylvania, các bác sĩ Romania hiện phụ trách việc chích ngừa vào cánh tay, hơn là một mũi gươm cắm vào tim theo truyền thuyết.

Được biết một trung tâm chủng ngừa COVID-19 được thiết lập trong lâu đài Bran ở Romania, vốn được xem là ngôi nhà của ác quỹ Dracula, theo một quyển tiểu thuyết của nhà văn Bram Stoker hồi thế kỷ 19.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Romani ghi nhận có hơn một triệu ca nhiễm và 29,034 người chết.

Con số mới nhất về COVID-19 từ đại học John Hopkins cho thấy, có hơn 158 triệu ca nhiễm trên thế giới và gần 3,3 triệu người chết vì virus.

Để biết các biện pháp hỗ trợ và sức khỏe hiện đang được áp dụng để đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin hãy vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share