WTO yêu cầu bãi miễn quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 để gia tăng việc chủng ngừa toàn cầu

Types of Intellectual property

Types of Intellectual property Source: Getty Images

Trong lúc đại dịch coronavirus tiếp tục hoành hành tại nhiều nơi thuộc các quốc gia đang phát triển, hiện có các lời kêu gọi ngày càng nhiều trong việc chế tạo vắc xin có thể dễ dàng tiếp cận và thủ đắc, bằng cách miễn trừ vấn đề giấy phép. Ấn Độ và Nam Phi dự trù sẽ đưa vấn đề ra trước cuộc họp của Đại Hội Đồng của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO. Trong đêm thứ tư giờ tại Úc, Hoa Kỳ loan báo việc bãi miễn quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19, khi cho rằng Mỹ đang chấp nhận một bước hết sức độc đáo để giúp chấm dứt đại dịch.


Trên tuyến đầu của cuộc chiến chống coronavirus của Ấn Độ, vắc xin là một trong những vũ khí mạnh nhất của nước này.

Để đối phó với sự gia tăng chưa từng có về ca bệnh, chính phủ Ấn Độ đã cung cấp vắc xin cho bất kỳ ai trên 18 tuổi.

Thế nhưng mặc dù là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, quốc gia này vẫn đang gặp phải tình trạng thiếu vắc xin.

Hiện nay, Ấn Độ và Nam Phi đang thúc đẩy Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cố gắng giải quyết tình trạng thiếu vắc xin trên toàn cầu.

Họ đã yêu cầu W-T-O can thiệp và từ bỏ các bằng sáng chế, hoặc sở hữu trí tuệ đối với vắc xin coronavirus.

Ông Dilan Thampapillai là Giảng viên Cao cấp tại Đại học Quốc gia Úc.

“Chúng tôi thực sự ở trong một tình trạng hết sức bất thường, một mặt chúng ta có các vắc xin có thể hữu hiệu trong việc làm chậm đi đại dịch, thế nhưng ở mặt khác chúng ta có hệ thống mậu dịch quốc tế, vốn cho thấy việc sử dụng vắc xin, đơn giản là do chi phí và luật lệ hợp pháp về chuyện nầy".

"Nếu quí vị tìm cách sản xuất vắc xin bây giờ thì quí vị sẽ phạm luật, đó là chuyện chúng tôi hiện ở trong tình thế hết sức bất thường”, Dilan Thampapillai.

Vắc xin đã trở thành một mặt hàng được săn lùng nhiều nhất.

Tại các quốc gia trên khắp châu Âu và ở Hoa Kỳ, việc chủng ngừa đã được tiến hành với tốc độ nhanh chóng thế nhưng nhiều quốc gia đang phát triển, vẫn đang gặp phải tình trạng thiếu nguồn cung vắc xin.

Trong số 700 triệu liều đầu tiên được sử dụng trên toàn cầu, chỉ 0,2% được tiêm ở các nước thu nhập thấp, trong khi 87% được tiêm cho những người ở các nước có thu nhập cao và trung bình.

Các đơn đặt hàng vắc xin từ các quốc gia như Hoa Kỳ, nơi bảo đảm số lượng lớn vắc xin Pfizer, Moderna, Astrazeneca và Johnson and Johnson, khiến các quốc gia khác phải chờ đợi phân phối liều lượng vắc xin.

Nếu Tổ chức Thương mại Thế giới từ bỏ các bằng sáng chế, thì các công ty phát triển sẽ không còn có quyền kiểm soát độc quyền, cũng như cách sản xuất vắc xin.

Các nhà sản xuất khác sẽ có thể sản xuất vắc xin, có thể bán cho các nước đang phát triển với chi phí thấp hơn đáng kể.

Bà Deborah Gleeson, từ Đại học LaTrobe, cho biết các nước thu nhập thấp và trung bình có nhiều năng lực, mà các công ty dược phẩm không sử dụng đến.

“Các công ty như Pfizer chẳng hạn, hiện nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ rất chặt chẽ và không chia sẻ với bất cứ công ty nào khác".

"Chính họ cũng không sản xuất đủ vắc xin, để đáp ứng nhu cầu của toàn thế giới".

"Vì vậy giải phóng quyền sở hữu trí tuệ sẽ là bước quan trọng đầu tiên, để dẫn đến việc sản xuất vắc xin rộng khắp”, Deborah Gleeson.

Trong khi đó ông Ugur Sahin là giám đốc điều hành của BioNTech sản xuất vắc xin Pfizer, tuần trước đã cảnh báo việc từ bỏ sở hữu trí tuệ, có thể dẫn đến các phiên bản vắc xin kém chất lượng, được sử dụng ở các nước đang phát triển.

“Đó không phải là một giải pháp khi đơn giản trao quyền sáng tác ngay bây giờ, bởi vì chuyện tệ hại nhất có thể xảy ra là lúc đó sẽ có việc phổ biến khắp nơi".

"Tôi nghĩ một nghi vấn được nêu lên là, liệu vắc xin tại Iraq có cùng thứ với vắc xin sử dụng tại Âu Châu?".

"Đó là câu hỏi quan trọng nhất, vì chúng ta không muốn có vắc xin với phẩm chất tệ hại tại Phi Châu”, Ugur Sahin.

Nhân vật có lòng nhân đạo nổi tiếng là Bill Gates, cũng cảm thấy việc bãi miễn giấy phép là hành động không cần thiết và ông thúc giục một đường lối đáng kể hơn để gia tăng sản xuất vắc xin, khi nói chuyện với đài Sky News ở Anh quốc.

“Vấn đề cản trở mọi chuyện trong trường hợp nầy không phải là quyền sở hữu trí tuệ, có những thứ như là một vài nhà máy sản xuất vắc xin bị nằm ụ, rồi với việc chấp thuận về nguyên tắc sẽ sản xuất vắc xin an toàn như một trò ảo thuật".

"Quí vị biết, chúng ta phải thử nghiệm nhiều lần chuyện nầy và tiến trình sản xuất phải được giám sát hết sức cẩn thận".

"Có nhiều vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dược phẩm, thế nhưng chẳng dính líu về chuyện làm thế nào chúng ta nhanh chóng gia tăng số lượng tại đây”, Bill Gates.
"Điều khoản bãi miễn có nghĩa trong điều kiện khẩn cấp và chuyện nầy lại chưa hề xảy ra trước đây”, Tedros Ghebreyesus.
Trong khi đó, nước Úc không ủng hộ kế hoạch và Anh quốc rồi Liên Âu, cũng chẳng ủng hộ chuyện nầy.

Thế nhưng các tổ chức từ thiện như Oxfam và Y tế Không Biên giới kêu gọi việc nầy nên thay đổi.

Còn Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden bị các thành viên trong đảng Dân chủ thúc giục việc bãi miễn về quyền sở hữu trí tuệ vắc xin tại Mỹ.

Trong số đó có dân biểu đảng Dân chủ là bà Jan Schakowsky.

“Chúng ta cần chắc chắn rằng các công ty dược phẩm sẵn lòng chia sẻ các công thức, sẵn sàng giúp đỡ các nước trên thế giới trong việc sản xuất vắc xin của họ".

"Chúng ta có khả năng và cần phải làm chuyện đó, vì vậy các công ty dược phẩm quả là những rào cản trên đường”, Jan Schakowsky.

Còn giáo sư Deborah Gleeson, từ Đại học LaTrobe đồng ý rằng việc độc quyền về vắc xin có nguy cơ đình hoãn việc tiêm chủng vắc xin trên toàn cầu, việc nầy có thể khiến cho đại dịch kéo dài hơn.

“Vấn đề ở đây là, nếu chúng ta có dân số lớn lao tại các quốc gia giàu có được chủng ngừa, còn tại các nước có lợi tức trung bình và thấp với tỷ lệ tiêm chủng thấp kém, nơi không có việc chủng ngừa khắp nơi, thì việc nầy đe dọa cho tiến trình tiêm chủng trên khắp thế giới".

"Vì vậy sẽ không đầy đủ cho các nước như Úc khi chỉ nghĩ đến việc chủng ngừa cho dân Úc, chúng ta cần có đủ vắc xin cho mọi người ở khắp nơi”, Deborah Gleeson.

Trong khi đó, Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus thúc giục Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO hãy có quyết định và cảnh cáo rằng thời gian chẳng còn nhiều, cho những quốc gia đang bị virus hoành hành.

“Thành thực mà nói, chẳng có lý do nào để không quyết định về việc bãi miễn quyền sở hữu trí tuệ, do điều khoản nầy có ý nghĩa trong trường hợp nầy".

"Điều khoản bãi miễn có nghĩa trong điều kiện khẩn cấp và chuyện nầy lại chưa hề xảy ra trước đây”, Tedros Ghebreyesus.

Trong đêm thứ tư giờ tại Úc, Hoa Kỳ loan báo việc bãi miễn quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19, khi cho rằng Mỹ đang chấp nhận một bước hết sức độc đáo để giúp chấm dứt đại dịch.

Văn phòng Đại diện Thương mại của Mỹ nói rằng, chính phủ Biden hiện nhắm đến việc có nhiều vắc xin an toàn và hữu hiệu càng nhiều càng tốt.

Văn phòng cho biết, sẽ tham gia trong cuộc thương thuyết với Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, thế nhưng sẽ dành thêm thời gian do tính chất phức tạp của vấn đề.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share