Các địa điểm văn hóa Thổ dân có nguy cơ bị ngọn lửa thiêu rụi

বাংলাদেশী কমিউনিটিও বুশফায়ারের ভহাবহতা দেখে বিচলিত হয়েছে

বাংলাদেশী কমিউনিটিও বুশফায়ারের ভহাবহতা দেখে বিচলিত হয়েছে Source: Getty

Thế giới hiện rất quan tâm đến hiện tượng khí hậu thay đổi và nước Úc cũng vậy, khi chủ đề nầy hiện chiếm ưu tiên hàng đầu trong nghị trình chính trị tại Úc. Các trận cháy rừng đe dọa sự tồn vong và văn hóa của các nhóm Thổ dân, khi ngọn lửa thiêu hủy các thắng tích văn hóa của họ. Vì vậy làm thế nào để hỗ trợ cho những địa điểm nầy, vốn gắn liền với mảnh đất của người Thổ dân?


Nạn cháy rừng hiện bùng phát khắp nơi trên khắp nước Úc.

Người Thổ dân vốn gắn chặt với đất đai của mình và sau những trận hỏa hoạn, hậu quả là đã mang lại các tàn phá và chấn thương tâm lý lớn lao.

Ngọn lửa là một yếu tố, mà người Thổ dân đã có lần phải chung sống với nó.

Nhà địa chất học David Johnston cho biết, việc nầy khiến cho văn hóa Thổ dân và các địa điểm thiêng liêng của họ gặp nhiều rủi ro.

“Lửa lan tràn khắp nơi và phá hủy nhiều cây cối thiêng liêng cuối cùng của chúng tôi và đây là một tổn thất lớn lao".

"Ông ta chúng tôi đã chế tác các thuyền nhỏ và tàu chuyên chở nhẹ, rồi khiêng và boomerang".

"Với sức nóng mãnh liệt của ngọn lửa trong các trận hỏa hoạn dữ dội nầy, đã ảnh hưởng đến các tranh vẽ của tổ tiên chúng tôi, các bức vẽ với màu đất son cùng những loại giấy nến, các nơi chôn cất đã bị ngọn lửa thiêu rụi”, David Johnston.

Các cộng đồng Thổ dân lo sợ cho đất đai của họ, vốn gắn liền với các thần linh.

Giáo sư về văn hóa và quản lý tại đại học Flinder là tiến sĩ Alice Gorman, xác định các thành tố hữu hình và vô hình, đã bị ảnh trưởng do ngọn lửa.

Việc nầy bao gồm những cây cối mang dấu ấn văn hóa, các hang đá, những dụng cụ bằng đá, những vật dụng xay xát và các địa điểm với nghệ thuật khắc trên đá, bao gồm những bức tranh và điêu khắc.

Bà Gosman nhấn mạnh rằng, nhu cầu cần có người Thổ dân tham gia trong các nỗ lực phục hồi theo bà, là không thể làm ngơ được.

“Một điều đáng buồn là mức độ và cường độ của những trận cháy rừng, dường như gây rất nhiều thiệt hại cho di sản của người Thổ dân".

"Việc nầy có thể là cơ hội để các cộng đồng Thổ dân, can dự nhiều hơn trong việc quản lý đất đai cùng với di sản của họ, cũng như có cơ hội tái nối kết với việc nầy".

"Điều nầy có nghĩa thực sự là, kế hoạch toàn quốc phục hồi sau cháy rừng đã quan tâm đến di sản của người Thổ dân và cho phép các cộng đồng Thổ dân cũng như các nhóm sở hữu chủ đất đai truyền thống, trong việc hướng dẫn tiến trình đó”, Alice Gosman.

Hàng triệu hecta đất đai đã bị thiêu rụi, trong mùa cháy rừng nầy.

Các nhà khảo cổ học đề nghị cần kiểm tra các khu vực, cùng một chương trình thẩm định toàn quốc, để bảo tồn các địa điểm di sản quý báu.

“Các nhà khảo cổ và nhân chủng học về Thổ dân, nay có thể liên lạc với các cộng đồng chúng tôi, cùng các thiện nguyện viên giúp đỡ trong việc thẩm định nếu các cộng đồng cần đến, để thấy được những gì còn lại, các khu vực nhạy cảm bị tổn hại cần được thẩm lượng".

"Những gì chúng ta cần làm, là nhanh chóng bảo vệ di sản phong phú của người Thổ dân".

"Mỗi khu vực với những dấu ấn riêng về văn hóa, các dấu vết và hiểu biết về những cộng đồng đó, để có thể biết được hậu quả của các trận hỏa hoạn như thế nào”, David Johnston.

Trong khi đó, Hội đồng Điền Địa Thổ dân New South Wales hiện liên lạc liên tục với các chính quyền, cùng tham vấn các chủ đất truyền thống.
"Có nhiều công việc cần được thực hiện, tôi muốn nói đây là lịch sử, di sản và bản sắc của người dân Úc chúng ta”, David Johnston.
Giám đốc là ông James Christian đưa ra thông cáo sau đây, liên quan đến việc quản lý di sản trong cuộc khủng hoảng cháy rừng hiện nay.

“Hội đồng Điền Địa Thổ dân New South Wales, hiện yêu cầu có nhiều hỗ trợ cho các Ủy ban Điền Địa Địa phương, trong những vùng trong tiểu bang bị ảnh hưởng của ngọn lửa".

"Hậu quả của các trận cháy rừng nầy, rõ ràng nới rộng đến sự xuống cấp và mất mát về văn hóa và di sản thiết yếu".

"Tuy nhiên chúng tôi hiện nhắm vào các nhu cầu tức khắc và đáng kể nhất của con người, nổi bật trong cuộc khủng hoảng nầy”, James Christian.

Được biết, cuộc sống và cách sống của người Thổ dân tiếp tục gắn liền với đất đai của họ.

Ông Johnston kêu gọi nên có một đường lối phục hồi, bao gồm có thêm ngân khoản của chính phủ và những hỗ trợ thích hợp cho việc quản lý đất đai của người Thổ dân.

“Luôn là một thách thức cho những người quản lý di sản tại Úc, để nhận được các khoản tài trợ thích hợp, hầu quản lý di sản dồi dào và độc đáo của người dân Úc, trong đó di sản Thổ dân của chúng tôi trải qua 70 ngàn năm".

"Chúng tôi luôn luôn kêu gọi, nên có các tài nguyên dồi dào hơn trong việc quản lý nầy".

"Đây là thời điểm thích hợp cho những nhà đăng ký địa điểm trong tiểu bang của chúng ta, xác định là các địa điểm nào vốn đã được ghi nhận, để có một cuộc thẩm tra toàn quốc và tôi nghĩ liên bang nên để mắt đến chuyện nầy".

"Có nhiều công việc cần được thực hiện, tôi muốn nói đây là lịch sử, di sản và bản sắc của người dân Úc chúng ta”, David Johnston.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share