Chính phủ các nước chiến đấu chống lại coronavirus bùng phát đợt hai

Police clash with protesters in Rome, Italy

Police clash with protesters in Rome, Italy Source: AAP

Các chính phủ trên khắp thế giới hiện ra sức chống lại một đợt gia tăng những vụ lây nhiễm COVID-19. Tại Ý, các giới hạn mới gặp nhiều phản kháng sau khi chính phủ chấp thuận một kế hoạch nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, vốn sẽ tiêu tốn đến 9 tỷ Úc Kim.


Những người biểu tình xuống đường tại một số thành phố tại Ý sang ngày thứ hai, để bày tỏ sự giận dữ của họ về các biện pháp mới nhất, hầu ngăn chận sự lây lan của COVID-19.

Các hạn chế trên toàn quốc được áp đặt hồi cuối tuần qua sẽ kéo dài ít nhất một tháng, bao gồm việc buộc các nhà hàng và quán cà phê phải đóng cửa sớm, các rạp chiếu phim, phòng tập thể dục và hồ bơi cũng cùng chung số phận.

Giới chức y tế tại Ý xác nhận, việc gia tăng mạnh mẽ trong các trường hợp nhiễm coronavirus trên khắp nước.

Tổng Giám Đốc về Y tế Phòng Ngừa tại Bộ Y Tế là ông Giovanni Rezza cho biết, chiều hướng gia tăng của dịch bệnh biện minh cho các giới hạn mới nầy.

“Tình hình dịch bệnh xảy ra khắp nơi, mà chúng ta không thấy chuyện như vậy hồi tháng 2 và tháng 5, khi mọi trường hợp đều tập trung vào một khu vực giới hạn trong một nước”, Giovanni Rezza .

Nước Ý đã chấp thuận một kế hoạch gồm các biện pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, bị ảnh hưởng do các hạn chế nói trên.

Các biện pháp tốn kém gần 9 tỷ đô la Úc, bao gồm các ngân khoản, giảm thuế và các ngân quỹ phụ thêm cho những kế hoạch tạm thời bị nghỉ việc.

Tại Hòa Lan, có việc phong tỏa một phần trong 4 tuần lễ vốn được đề ra từ 2 tuần trước, sẽ được áp dụng cho đến tháng chạp.

Mọi câu lạc bộ và nhà hàng được lệnh đóng cửa như một phần của các biện pháp nhắm vào việc ngăn chận sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh.

Thế nhưng con số người xác nhận nhiễm COVID-19 tại Hòa Lan đã gia tăng 22 phần trăm hồi tuần qua và các phòng chăm sóc đặc biệt trong những bệnh viện tại đây đã đông nghẹt người và họ bắt đầu không vận các bệnh nhân sang những bệnh viện ở Đức.

Thủ Tướng Hòa Lan Mark Rutte cho biết, việc phong tỏa hiện được xem xét.

“Nếu quí vị nhìn vào việc nầy theo đúng mức, quí vị sẽ thấy mức gia tăng trong con số các ca nhiễm bệnh tuần nầy sang tuần khác".

"Các con số vẫn rất cao, chúng ta phải hạ thấp chúng xuống và đó là tình hình hiện nay”, Mark Rutte.

Trong khi đó tại Tây Ban Nha, các bác sĩ trên toàn quốc đã lãng công lần đầu tiên trong 25 năm, để phản đối chống lại những gì mà họ gọi là tình trạng làm việc tồi tệ và một hệ thống y tế yếu kém.

Thế nhưng cuộc đình công trong 24 giờ chỉ có thể nhận thấy tại các bệnh viện, khi nhà cầm quyền ra lệnh tối thiểu có 80 phần trăm nhân viên và trong nhiều trường hợp là 100 phần trăm, giữa lúc dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây lan.

Vị bác sĩ nầy cùng các nhân viên y tế khác, đình công bên ngoài Quốc Hội.

“Chúng tôi nghĩ tình hình không kham nổi, chúng tôi nói ‘vâng với hệ thống y tế công cộng’, thế nhưng không xứng đáng với phẩm chất của một chuyên gia về y tế".

"Chúng tôi trải qua rất nhiều chuyện tại đây, mà chẳng cảm thấy họ ghi nhận công lao của chúng tôi”, một bác sĩ Tây Ban Nha.

Còn Mexico loan báo lễ tưởng niệm trên toàn quốc, những người chết trong cơn đại dịch trong 3 ngày, từ ngày 31 tháng 10 cho đến ngày 2 tháng 11, cùng với lễ đặc biệt truyền thống của nước nầy vào ngày 2 tháng 11, là Ngày Lễ Các Linh Hồn.

Nói chung, Mexico có hơn 89 ngàn người chết vì COVID-19, thế nhưng nhà cầm quyền tin rằng có thêm 50 ngàn người nữa, có thể đã mất mạng vì coronavirus.

Tổng Thống Mexico, ông Manuel Lopez Obrador cho biết ngày 31 tháng 10, ngày 1 và 2 tháng 11 sẽ là ngày tưởng niệm những người đã mất.

“Rất nhiều sinh mạng đã mất đi, chúng ta không thể chỉ nói rằng có gần 90 ngàn người chết, đó không chỉ là con số mà đó chính là con người”, Manuel Lopez Obrador.
"Chúng ta đang ở trong trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trước đây. Nó lại tái diễn rất khó khăn trong đợt hai và quả đáng thất vọng khi phong tỏa cuộc sống của tất cả chúng ta trong mùa xuân nầy, quả thật là khó khăn”, Justin Trudeau.
Trong khi đó tại Hoa Kỳ, đệ nhất phu nhân Melania Trump mới khỏi bệnh, đã tham gia cuộc vận động tranh cử Tổng Thống.

Bà cảm ơn một đám đông tại tiểu bang được xem là chiến trường tranh cử ở tiểu bang Pennsylvania, khi họ quan tâm đến gia đình của bà lâm bệnh.

“Cũng giống như nhiều người trong quí vị, tôi đã trải qua các hậu quả đầu tiên của COVID-19, không chỉ là một bệnh nhân mà là một bà mẹ và người vợ luôn lo lắng".

"Tôi biết nhiều người mất hết người thân, hay biết được những người bị ảnh hưởng lâu dài do kẻ thù vô hình nầy".

"Gia đình chúng tôi luôn cầu nguyện và nghĩ đến tất cả quí vị, khi trải qua thời khắc khó khăn nầy”, Melania Trump.

Trong khi đó, có gần nửa triệu người nhiễm coronavirus tại Mỹ trong 7 ngày qua.

Tổng thống Donald Trump mong muốn cử tri nhìn xa hơn phản ứng của chính phủ của ông, đối với các vấn đề bao gồm cả nền kinh tế.

“Quí vị không thể xem tin tức trên truyền hình, khi mở lên toàn thấy chuyện Covid, Covid rồi Covid".

"Vâng chúng ta có mức gia tăng trong các trường hợp và quí vị không dùng từ ‘chết’ mà chỉ dùng từ ‘các trường hợp’.

"Các trường hợp như Baron Trump, nó bị sổ mũi và chỉ cần một tờ giấy Kneenex là đủ”, Donald Trump.

Lời bình luận của ông Trump thu hút sự chỉ trích có tính cách khinh thị, từ cựu Tổng Thống Barack Obama.

“Lời lẽ tranh luận cuối cùng của ông ta là gì? Đó là mọi người quả chú tâm vào Covid. Ông ta nói thế nầy tại một buổi tụ tập, ông than phiền là cứ nói Covid, Covid rồi Covid. Ông ta ganh tỵ với tin tức của truyền thông theo dõi chuyện Covid”, Bacrack Obama.

Bên kia biên giới với Canada, Thủ Tướng Canada Justin Trudeau cho thấy nỗi xúc động hiếm hoi, khi được hỏi về những mệt mõi mà nhiều người dân Canada hiện trải qua, khi đợt lây nhiễm thứ hai xảy ra tại đây.

"Chúng ta đang ở trong trận đại dịch toàn cầu chưa từng có trước đây".

"Nó lại tái diễn rất khó khăn trong đợt hai và quả đáng thất vọng khi phong tỏa cuộc sống của tất cả chúng ta trong mùa xuân nầy, quả thật là khó khăn”, Justin Trudeau.

Trong khi đó, Tổng Thống Pháp sẽ đọc bài diễn văn truyền hình, khi nhà cầm quyền đề ra các hạn chế mới để ngăn chận sự lây lan của coronavirus.

Người ta dự đoán, chính phủ sẽ đề ra việc phong tỏa toàn quốc kéo dài một tháng.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share