Gia đình gốc Tamil ở Bileola vẫn còn trên đảo Christmas

Tharunicaa (left) and Kopika on Christmas Island earlier this month

Tharunicaa (left) and Kopika on Christmas Island earlier this month Source: Supplied

Tòa án tối cao phán quyết rằng, gia đình gốc Tamil sinh sống tại thị trấn Biloela thuộc Queensland, không thể bị trục xuất về Scri Lanka. Tòa giữa nguyên một quyết định trước đây, theo đó bé Tharunicaa 3 tuổi đã không được cứu xét công bằng, khi thẩm định đơn xin visa bảo vệ.


Gia đình gốc Tamil tại thị trấn Biloela còn được gọi tắt là Bilo, đã thở phào nhẹ nhõm sau khi tòa án liên bang ngưng việc trục xuất họ về lại Sri Lanka.

Gia đình gồm 4 người, cha mẹ là Priya và Nades cùng hai cô gái nhỏ sinh ra tại Úc là Kopika và Tharunicaa, lo sợ bị đàn áp nếu họ bị gởi trả về quê cũ.

Bà Priya Murugappan cảm ơn những người Úc tuyệt vời đã hỗ trợ cho họ.

“Chúng tôi hết sức cảm ơn người dân Úc tuyệt vời đã ủng hộ chúng tôi".

"Chúng tôi chẳng ngủ được tối qua, thế nhưng cố gắng giữ cho tinh thần ổn định và hy vọng ông Tổng Trưởng sẽ cho phép chúng tôi trở lại Bilo".

"Tôi muốn các con gái của tôi lớn lên trong tự do và hòa bình, xin cảm ơn quí vị”, Priya Murugappan.

Phán quyết của tòa án liên bang giữ nguyên án lệnh của thẩm phán Mark Mochinsky hồi tháng 4 năm 2020, theo đó cô con gái út Tharunicaa hiện 3 tuổi, bị từ chối khi nạp đơn xin visa bảo vệ trong thủ tục thiếu công bằng, theo đó giúp cô bé được phép ở lại Úc.

Quyết định nầy được chính phủ liên bang kháng cáo, trong khi các luật sư bênh vực cho gia đình cũng nạp đơn kháng cáo chống lại.

Cả hai đơn nầy đều bị bác bỏ và tòa án liên bang nay ra lệnh cho hai bên phải trả án phí.

Luật sư của gia đình là bà Carina Ford cho biết, bà nay xem xét một kháng cáo khác lên tòa án tối cao, để mang gia đình từ đảo Christmas về nhà ở Biloela.

“Quan điểm đầu tiên của tôi là dường như họ sẽ không bị dời đi ngay, họ không thể ở trong bất cứ tình huống nào, bởi vì phán quyết đòi hỏi một tiến trình xem xét công bằng".

'Chuyện di dời sẽ không xảy ra trước đây, vì vậy chúng tôi biên thư đến các luật sư của Tổng Trưởng về tình trạng của họ".

"Chúng tôi cũng xem xét, liệu có nên kháng cáo hay không trong trường hợp chúng tôi bị thua kiện”, Carina Ford.

Một người bạn của gia đình là bà Browyn Dendle cho biết, quả hết sức vui mừng khi gia đình nầy được trở về nhà.

“Tôi biết gia đình nầy suốt 5 năm qua, khi tôi chuyển đến sống tại Biloela và tôi có đứa con nhỏ nhất bằng tuổi với Kopika".

"Vì vậy tôi thường gặp gia đình trong cộng đồng và họ góp phần rất nhiều cho cộng đồng trong nhiều năm qua".

"Do đó tôi nhớ nhung họ rất nhiều và quả là tốt đẹp, nếu họ được phép trở về nhà ở đây”, Browyn Dendle.

Trong khi phán quyết mới nhất của tòa án liên bang có nghĩa là, gia đình nầy sẽ không bị trục xuất từ Úc trong khi các thủ tục pháp lý đang tiếp tục, thì họ vẫn ở trên đảo Christmas trừ khi ông Tổng Trưởng Di trú can thiệp.

Được biết tiên khởi gia đình nầy bị đưa vào tạm giam ở Melbourne hồi tháng 3 năm 2018, rồi chuyển ra đảo Christmas vào tháng 8 năm 2019, theo sau một án lệnh khẩn cấp ngưng việc trục xuất về Scri Lanka, vào lúc máy bay đang bay.

Một người bạn khác của gia đình là bà Simone Cameron cho biết, gia đình nầy bị kẹt trong một chu kỳ giam giữ liên tục.

“Với tôi vào lúc nầy, những gì xảy ra cho gia đình nói trên là họ vẫn còn bị kẹt trong các thủ tục của tòa án, họ bị buộc phải biện hộ cho chính mình trước tòa".

"Cho đến nay, các tòa án không mang lại một giải pháp có ý nghĩa nào cho họ và tôi nghĩ chuyện đó là do quyền hạn nằm trong tay ông Tổng Trưởng Di trú ở đây”, Simone Cameron.
'Đó là những gì cộng đồng Tamil cảm thấy vào lúc nầy, họ cảm thấy như bị chính phủ Úc tấn công”, Aran Mylvaganam.
Trong một thông cáo đáp trả phán quyết mới nhất của tòa án liên bang, Bộ Nội Vụ cho biết ‘không ai tìm cách vượt biển trái phép vào Úc, lại được định cư tại đây’.

Thông cáo viết thêm, ‘Bất cứ thành viên nào của gia đình, sẽ không bao giờ được sự bảo vệ’.

Luật sư Carina Ford cho biết, bà hy vọng chính phủ liên bang sẽ thay đổi lập trường.

"Chúng ta mong đợi một sự thay đổi nào đó từ con tim, về lập trường của chính phủ đã có từ trước đến nay, để cho phép họ ít nhất là được phóng thích ra cộng đồng và qua một tiến trình như những người khác”, Carina Ford.

Phát ngôn nhân và cũng là người sáng lập Hội đồng Tỵ nạn Tamil tại Úc, ông Aran Mylvaganam cho biết chuyến đi đầy khó khăn của gia đình nầy, khiến cho cộng đồng Tamil cảm thấy họ đang bị chính phủ Úc nhắm đến.

"Tình hình thực sự quá tệ hại, chúng ta thấy các vụ tấn công không chỉ nhắm vào cộng đồng Tamil, mà còn cộng đồng Hồi Giáo nữa".

"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Úc nhìn nhận sự đàn áp đó tại quê nhà và để cho người Tamil được ở lại trên nước Úc, không trục xuất cưỡng bách họ về Sri Lanka".

'Đó là những gì cộng đồng Tamil cảm thấy vào lúc nầy, họ cảm thấy như bị chính phủ Úc tấn công”, Aran Mylvaganam.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share