Nam Úc thử nghiệm chương trình cách ly tại nhà

passenger pushing luggage through the Arrival Hall of Terminal 5 at London's Heathrow Airport.

International arrivals will stay in home quarantine for 7 days under a new trial. Source: AAP

Tuần nầy tiểu bang Nam Úc bắt đầu một chương trình thử nghiệm cách ly tại nhà và nếu thành công, việc nầy sẽ được áp dụng trên khắp nước Úc. Việc thử nghiệm diễn ra như thế nào, có những nguy hiểm gì không và chuyện nầy có thể áp dụng cho các chuyến du lịch quốc tế hay không?.


Chưa đầy 2 tháng sau khi được Nội các Toàn quốc chấp thuận, Nam Úc bắt đầu thử nghiệm việc cách ly tại nhà.

Chương trình thử nghiệm nầy liên quan đến khoảng 50 người đã được chủng ngừa đầy đủ từ New South Wales và Victoria về, họ có một nơi an toàn để cách ly trong 14 ngày và cách xa những người sống tại đó.

Thủ Hiến Nam Úc Steven Marshall cho biết, những người tham dự được theo dõi qua ứng dụng trên điện thoại di động, do Văn phòng Thủ Hiến và toán Kỹ thuật Số của Nội các cùng sự tham vấn với Bộ Y Tế tiểu bang.

“Kết hợp ứng dụng mới nầy là một chỉ dẫn về mặt địa lý, cũng như việc nhận diện và những người đó sẽ được liên lạc trên căn bản bất kỳ".

'Chúng tôi không báo cho họ biết chuyện nầy thường xuyên ra sao, nhưng họ sẽ trả lời trong hạn 15 phút".

"Chúng tôi không dự trữ bất cứ thông tin nào, mà chỉ dùng để xác nhận họ đi đâu trong thời gian bị cách ly tại nhà”, Steven Marshall.

Nếu những người đó không trả lời cú gọi điện thoại theo dõi, thì cảnh sát sẽ kiểm tra họ.

Các đặc tính khác của ứng dụng bao gồm chương trình thử nghiệm COVID-19 từng người, kiểm tra triệu chứng hàng ngày và các thông tin về y tế và phúc lợi.

Giáo sư Mark Stoové là người đứng đầu về Y tế Công cộng tại Viện Burnet, ông cho biết việc đặt một hệ thống để dễ dàng cách ly tại nhà là điều cần thiết cho nước Úc.

“Cách ly tại khách sạn không phải là một phương cách bền vững, vì vậy tôi hài lòng khi một số tiểu bang có sáng kiến hoàn thành việc thử nghiệm nầy".

"Có những thử thách gặp phải cũng như nhiều người trở lại nước Úc, hoặc di chuyển giữa các tiểu bang khi chúng ta sẽ bước sang năm 2022, vì vậy cần chuẩn bị ngay từ bây giờ”, Mark Stoové.

Còn giáo sư Adrian Easterman là giám đốc về Dịch tễ và Thống kê Sinh học tại đại học Nam Úc.

Ông cho biết, có nhiều lý do cho phép những người trở về cách ly tại nhà, hơn là tại khách sạn và đây là một chọn lựa tốt hơn.

“Rõ ràng sẽ dễ dàng hơn cho mọi người ở tại nhà. cũng như tiện lợi hơn, thân thiện hơn và có thể tiếp nhận thực phẩm".

"Vì vậy tôi chắc chắn 100 phần trăm là mọi người muốn cách ly tại nhà hơn là trong một khách sạn".

"Đó ít nguy cơ quí vị bị lây nhiễm từ người khác, như một người ở trong một phòng đối diện trong khách sạn”, Adrian Easterman.

Còn giáo sư Mark Stoové cũng đồng ý.

“Đây là một hệ thống chúng ta dành cho khách du lịch quốc tế, họ có thể đến từ những nơi có nhiều áp lực trước đó, ngay cả những người có vấn đề với sức khoẻ tâm thần và tôi nghĩ đó thực sự là một sáng kiến quan trọng”, Mark Stoové.

Trong khi đó, giáo sư Adrian Easterman nói rằng các biện pháp giám sát đã được thực hiện, để giúp việc nầy ít gặp nguy hiểm.

“Việc nầy dựa trên niềm tin, thế nhưng quí vị nên nhớ những người nầy đã chủng ngừa đầy đủ".

"Vì vậy nếu họ nhiễm bệnh, cơ may là họ không có các triệu chứng, hay triệu chứng rất nhẹ và chắc chắn là sẽ ít lây nhiễm”, Adrian Easterman.

Ông cho biết việc cách ly tại nhà dùng các kỹ thuật khác nhau hiện được thiết lập trên khắp thế giới.

“Quí vị có các nơi như Hong Kong, Nam Hàn, Jordan, Singapore và rất nhiều nước đang thực hiện việc cách ly tại nhà, với các dụng cụ theo dõi cách ly và dường như chương trình thành công”, Adrian Easterman.

Trong khi đó, New Zealand đang thử nghiệm kế hoạch thí điểm của riêng mình vào cuối năm nay, để thử nghiệm chương trình và hệ thống cho phép những khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ từ các quốc gia được coi là "có nguy cơ trung bình" được kiểm dịch tại nhà.

Nhiều chi tiết của thử nghiệm sẽ không được xác nhận cho đến tháng 9, nhưng ở giai đoạn này, những người tham gia sẽ phải là công dân New Zealand hoặc thường trú nhân hiện đang sinh sống tại quốc gia này, được tiêm chủng đầy đủ và thực hiện một chuyến công tác ngắn hạn để có danh sách được phê duyệt. của các điểm đến quốc tế.

Họ cũng sẽ phải gửi một kế hoạch cách ly, như một phần của đơn đăng ký để đáp ứng các yêu cầu của bộ y tế.

Mặc dù trọng tâm của thử nghiệm ở Nam Úc hiện tại là đối với du khách trong nước, Thủ hiến Steven Marshall nói rằng ông hy vọng nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc trở lại của một số sinh viên quốc tế trong vòng bốn đến tám tuần tới.

“Chúng tôi rất muốn các sinh viên quốc tế trở lại Nam Úc càng sớm càng tốt và thực hiện chuyện nầy theo một cách an toàn".

'Chúng ta cũng làm việc nầy theo cách thức kinh tế, nếu không chúng ta sẽ chẳng có ai đến đây".

"Chúng tôi hiện nghĩ đến con số cuối cùng trong chuyện nầy và không vội vã và muốn các sinh viên quốc tế trở lại, thế nhưng lại muốn chương trình thử nghiệm trong việc mang sinh viên quốc tế là một chuyện thành công ngay từ ngày đầu tiên”, Steven Marshall.
“Chọn lựa của tôi là có những nơi như Howard Springs dành cho những người chưa được chủng ngừa đầy đủ hay có nguy cơ rất cao, còn cách ly tại nhà cho những người có mức nguy hiểm thấp”, Adrian Easterman.
Thế nhưng giáo sư Mark Stoové cho biết, ý kiến cho rằng tiểu bang có thể mở rộng cửa cho sinh viên quốc tế trước cuối năm nay là hơi sớm.

“Theo diễn tiến, có lẽ đối với một thử nghiệm nhỏ bé đối với sinh viên quốc tế muốn trở lại vào 3 tháng cuối của năm 2021, nhằm chuẩn bị cho một chương trình rộng lớn hơn vào năm 2022 và việc nầy nghe có vẻ là một đường lối hợp lý”, Mark Stoové.

Nam Úc hy vọng có thể báo cáo kết quả chương trình nội địa lên Nội các Toàn quốc vào những tuần tới.

Nếu thử nghiệm thành công, chính phủ cho biết chương trình cách ly tại nhà có thể áp dụng trên toàn quốc.

Còn Giáo sư Maximilian de Courten cũng là giám đốc Viện Mitchell về Chính sách Giáo dục và Y tế tại đại học Victoria.

Ông nghi ngờ về việc đo lường mức độ thành công của chương trình thử nghiệm nầy.

“Chúng tôi chỉ thử nghiệm một tập hợp rất hạn chế, vì vậy chúng tôi sẽ không nhận được bất kỳ câu trả lời nào trong bản dùng thử này".

"Từ đó, chúng tôi cần số lượng lớn hơn và có thể là một thiết kế khác".

"Chúng tôi cũng có thể không nhận được câu trả lời thực sự tốt về mức độ có thể chấp nhận được, nếu mọi người nghĩ rằng đây là mức độ có thể chấp nhận được về việc xâm phạm quyền riêng tư của họ trong 14 ngày và điều gì sẽ xảy ra với dữ liệu của họ sau đó”, Maximilian de Courten.

Ông Stoové cũng cho biết việc thử nghiệm sẽ cho nhà cầm quyền ý tưởng về việc cách ly tại nhà và có vấn đề gì với ứng dụng app.

“Tôi hy vọng sẽ nhận được một số phản hồi từ những người đang tham gia thử nghiệm để hiểu được họ nhận thức được lợi ích của thử nghiệm ra sao, cũng như một số thách thức để họ có thể dự đoán những thách thức đó".

"Việc nầy sẽ xuất hiện trong tương lai và thực hiện một số cơ chế để giảm bớt tác động của chúng đối với các cá nhân”, Mark Stoové.

Ông cũng cho rằng việc cách ly tại nhà và ứng dụng theo dõi cần phát triển khả năng và khiến cho hệ thống thích hợp với những người Úc trở về nước.

Thế nhưng ông muốn thấy chương trình được hoàn thành, cho đến khi chương trình chủng ngừa rộng rãi trên khắp nước Úc, cũng như các quan ngại về sự riêng tư của app và các thông tin thu thập được.

“Trong tình trạng hiện tại với ít việc tiêm chủng, tôi không thấy việc thực hiện cách ly tại nhà là một ý kiến tốt”, Maximilian de Courten.

Còn giáo sư Easterman cho biết, việc cách ly sẽ được điều hành thế nào một khi đại đa số người dân Úc đã chủng ngừa và biên giới bắt đầu mở cửa lại.

“Chọn lựa của tôi là có những nơi như Howard Springs dành cho những người chưa được chủng ngừa đầy đủ hay có nguy cơ rất cao, còn cách ly tại nhà cho những người có mức nguy hiểm thấp”, Adrian Easterman.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share